0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Các lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn

Kyoritsuvietnam.net 14/05/2024 681 lượt xem

    Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo điện phổ biến hiện nay. Khi dùng sản phẩm, bạn cần hết sức cẩn thận, tránh để xảy ra các sự cố nguy hiểm. Trong bài viết sau, Kyoritsuvietnam.net sẽ gửi đến bạn lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

    Các sai lầm cần phải tránh khi sử dụng đồng hồ vạn năng

    Trước khi biết các lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng, chúng ta sẽ tìm hiểu về các sai lầm cần tránh khi dùng thiết bị này. Một số những sai lầm dưới đây có thể làm hỏng chiếc đồng hồ vạn năng của bạn.

    Các sai lầm cần tránh khi dùng đồng hồ vạn năng
    Các sai lầm cần tránh khi dùng đồng hồ vạn năng

    Chọn sai dải đo

    Mỗi đơn vị đo sẽ được chia thành nhiều dải đo. Việc chọn dải đo càng sát với giá trị đo sẽ càng cho ra độ chính xác tốt nhất. Nếu khi dùng đồng hồ vạn năng, bạn chọn sai dải đo sẽ khiến kết quả đo bị sai. Thậm chí khiến đồng hồ vom bị hỏng.

    Dùng sai thang đo

    Dùng sai thang đo là một lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Ví dụ, bạn đo điện trở nhưng chọn thang đo là điện áp. Điều này sẽ khiến đồng hồ bị hỏng, không thể hoạt động. 

    Sử dụng sai mục đích

    Đồng hồ vạn năng VOM được xếp hạng tiêu chuẩn đo lường gồm 3 cấp độ là CAT II, CAT III và CAT IV. Khi vận hành thiết bị này, bạn cần tuân thủ theo cấp độ CAT để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Ví dụ: nếu đồng hồ VOM của bạn xếp hạng CAT II, bạn không nên sử dụng chúng với mục đích thương mại, dịch vụ.

    Quên thay đổi ổ cắm đầu dò
    Quên thay đổi ổ cắm đầu dò

    Quên thay đổi ổ cắm đầu dò

    Quên thay đổi ổ cắm đầu dò cũng là một lỗi dễ gặp khi dùng máy đo điện. Khi chuyển từ đo dòng điện sang đo điện áp, bạn cần đổi đầu dò từ V sang A. Nếu bạn quen không đổi ổ cắm, đồng hồ vạn năng có thể bị cháy, hỏng. Một số dòng đồng hồ vạn năng cao cấp sẽ có tín hiệu báo “bíp” khi bạn cắm sai ổ cắm đầu dò. 

    Không xả tụ trước khi đo

    Để đo tụ điện, bạn cần xả tụ trước khi đo. Bởi trong máy đo điện, tụ điện có thể tích trữ hàng trăm V (vôn). Nếu bạn không xả tụ trước khi đo thì đồng hồ vạn năng có thể bị hỏng do quá điện áp. Đây là sai lầm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng.

    Xem thêm: Top 5 đồng hồ vạn năng chống đo nhầm tốt nhất hiện nay

    Đo những tụ điện từ biến áp xung, cuộn dây cao tần

    Biến áp xung, cuộn dây cao tần là những tín hiệu đo độ tự cảm của cuộn dây sẽ sinh ra điện áp cao. Nếu đo trực tiếp các đầu của cuộn dây sẽ gây quá áp. Từ đó làm hỏng đồng hồ vạn năng. Vậy nên, bạn không nên dùng đồng hồ vạn năng để đo tín hiệu trực tiếp xuất ra từ biến áp xung hoặc cuộn dây cao tần.

    Chuyển thang đo khi que đo đang có điện
    Chuyển thang đo khi que đo đang có điện

    Chuyển thang đo khi que đo đang có điện

    Nhiều người có thói quen chuyển thang đo khi que đo đang có điện. Hành động này sẽ khiến đồng hồ vạn năng cháy, hỏng hoàn toàn. Bởi đồng hồ khi đang tiếp xúc sẽ gây tóe lửa.

    Lưu ý quan trọng cần nằm lòng khi sử dụng đồng hồ vạn năng

    Nội dung trên đã đề cập đến những sai lầm cần phải tránh khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau: 

    Chọn đồng hồ vạn năng phù hợp

    Đầu tiên, bạn cần chọn được đồng hồ vạn năng phù hợp, chính hãng, đạt tiêu chuẩn an toàn. Không nên dùng máy đo điện trôi nổi, không rõ nguồn gốc, tránh xảy ra tình trạng hư hỏng và các tại nạn về điện. 

    Ví dụ, khi muốn đo dòng điện 500V, hãy sử dụng đồng hồ đo với CAT IV-600 V, CAT-III-1000 V hoặc CAT III-600 V.

    Chọn đồng hồ vạn năng chính hãng, chất lượng
    Chọn đồng hồ vạn năng chính hãng, chất lượng

    Kiểm tra máy và đầu dò trước khi sử dụng

    Trước khi dùng máy, bạn cần kiểm tra xem đồng hồ VOM có bị trục trặc, hư hỏng gì không. Nếu phát hiện bất cứ vấn đề gì, bạn cần khắc phục sửa chữa ngay. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi sử dụng đồng hồ đo điện. 

    Ngoài thân máy đo, bạn cũng cần kiểm tra đầu dò. Cần đảm bảo đầu dò không bị oxy hóa, nứt hay hư hỏng. Nếu đầu dò bị hỏng, bạn nên thay mới chúng. 

    Phòng tránh điện giật

    Phòng tránh điện giật là một trong những lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Khi vận hành thiết bị đo điện, bạn chú ý: 

    • Trang bị dụng cụ bảo hộ khi dùng đồng hồ vạn năng, bao gồm: Đeo tăng tay và mũ bảo hiểm, sử dụng thảm cao su cách điện khi làm việc gần mạch điện từ 50V trở lên.

    • Không dùng đồng hồ VOM ở những môi trường ẩm ướt. Trừ trường hợp, máy đo có tính năng hoạt động ở những môi trường khắc nghiệt.

    • Theo dõi các cảnh báo âm thanh hoặc hình ảnh hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng trong quá trình sử dụng máy. 

    Không dùng đồng hồ VOM ở những môi trường ẩm ướt
    Không dùng đồng hồ VOM ở những môi trường ẩm ướt

    Hiểu được sự nguy hiểm

    Có 2 trường hợp thường thấy khi sử dụng đồng hồ vạn năng:

    • Quá điện áp: Hiện tượng tăng điện áp đột biến lên đến hàng nghìn volt. Nó xuất hiện do sự vận hành đóng cắt hệ thống hoặc hiện tượng ngắn mạch. Hiện tượng này thường gây ra hồ quang, đánh thủng cách điện của các thiết bị nếu biên độ điện áp cao. Quá điện áp có thể gây ra hiện tượng từ hóa làm phát nóng cuộn dây của máy biến áp và kháng điện.

    • Hồ quang điện: Hiện tượng dòng điện phóng qua một khe hở không khí. Nguyên nhân do bởi điện áp dư làm ion hóa không khí giữa hai dây dẫn hoặc do sự tiếp xúc ngẫu nhiên của hai dây dẫn. Hồ quang điện có thể xảy ra khi có một dòng điện thoáng qua như sét đánh. Hoặc xảy ra khi một vạn năng kế đang được sử dụng để đo điện áp trong hệ thống điện. 

    Lưu ý: Đồng hồ đo xếp hạng CAT được thiết kế để giảm thiểu tình trạng nổ hồ quang.

    Có thể bạn quan tâm: Các trường hợp đồng hồ vạn năng bị hỏng và cách sửa chi tiết

    Tìm hiểu về xếp hạng CAT (tiêu chuẩn độ an toàn)

    Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị đo điện, IEC 61010 thiết lập các tiêu chuẩn an toàn cho các môi trường làm việc với lưới điện khác nhau. Chúng được phân cấp từ CAT II đến CAT IV, được gọi là cấp đo điện.

    Tìm hiểu về xếp hạng CAT của đồng hồ đo điện
    Tìm hiểu về xếp hạng CAT của đồng hồ đo điện
    • CAT II: Ổ cắm điện, các phụ tải cắm vào ổ điện.

    • CAT III: Cáp điện phân phối bao gồm dây dẫn chính, các mạch phụ; và các phụ tải cố định.

    • CAT IV: Điểm đấu nối điện từ lưới cấp điện và bất kỳ cáp điện nào chạy bên ngoài nhà.

    Kỹ thuật viên càng tiếp xúc gần với nguồn điện cung cấp thì mức độ nguy hiểm càng cao và chỉ số phân loại đo lường càng cao. Việc vận hành và lắp đặt hệ thống điện ở những nơi có hệ số phân loại thấp hơn thường có tổng trở cao hơn giúp hạn chế quá dòng, quá áp và các sự cố điện có thể gây ra hiện tượng phóng điện.

    Bài viết đã gửi đến bạn các lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn.  

    Nếu bạn có nhu cầu sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu chính hãng, uy tín, vui lòng liên hệ đến HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất nhé!

    681 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn