0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách đo và kiểm tra mosfet bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

Kyoritsuvietnam.net 13/11/2024 7143 lượt xem

    Để đo kiểm tra mosfet sống hay chết thì bạn cần phải có công cụ đo điện hỗ trợ như đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng thiết bị này để kiểm tra mosfet. Đừng lo lắng, hãy tham khảo cách đo mosfet bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

    Tìm hiểu mosfet là gì?

    Mosfet có tên tiếng anh đầy đủ là "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor". Đây là một linh kiện khá quen thuộc với những ai làm việc trong lĩnh vực điện với khả năng đo nhanh chóng dòng điện và điện áp lớn khi được sử dụng trong các bộ dao động tạo ra từ trường.

    Mosfet là một Transistor đặc biệt
    Mosfet là một Transistor đặc biệt

    Nói cách khác, mosfet là một Transistor hiệu ứng trường đặc biệt và có cấu tạo, hoạt động khác so với các transistor thông thường.

    Nguyên lý hoạt động của mosfet là dựa vào hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện. Nó là linh kiện trở kháng đầu vào lớn, vì vậy phù hợp để khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ bán dẫn, các linh kiện điện tử như mosfet ngày càng được sử dụng phổ biến trong các board mạch điện tử, mạch nguồn máy tính, nguồn Monitor, chip xử lý,...

    Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như: điện tử tiêu dùng, sản xuất bóng bán dẫn, điện tử ô tô, IGBT,...

    Cấu tạo của mosfet

    Thông thường, một mosfet hoàn chỉnh sẽ có 3 bộ phận chính là:

    • Cực cổng - G (Gate)

    • Cực nguồn - S (Source)

    • Cực đón các hạt mang điện - D (Drain)

    Cấu tạo của mosfet
    Cấu tạo của mosfet

    Lưu ý: 

    • Điện trở giữa cực G với cực S và điện trở giữa cực G với cực D của mosfet là khá lớn. 

    • Điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S (UGS) sẽ tác động đến điện trở giữa cực D và cực S

    Các loại mosfet phổ biến hiện nay

    Trên thị trường hiện nay có 2 loại mosfet thông dụng là N-MOSFET và P-MOSFET

    • N-MOSFET (hay mosfet kênh N): chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.

    • P-MOSFET (hay mosfet kênh P): các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Gate

    N-MOSFET và P-MOSFET
    N-MOSFET và P-MOSFET

    Hướng dẫn xác định chân của mosfet

    Để tiến hành đo kiểm tra mosfet thì trước tiên bạn cần phải xác định được chân của linh kiện điện tử này. 

    Thường thì chân của mosfet sẽ được quy định chung không như Transistor. Cụ thể, chân của nó được quy định theo thứ tự lần lượt là: chân bên trái là chân G, chân D ở giữa và chân S nằm ở vị vị trí bên phải.

    Xác định được cách đo chân mosfet sẽ giúp bạn thực hiện các công việc đo nhanh chóng, chính xác nhất.

    Xem thêm:

    Cách đo kiểm tra mosfet bằng đồng hồ vạn năng kim

    Để đo kiểm tra mosfet còn sống hay không thì bạn cần phải sử dụng loại đồng hồ vạn năng kim có 2 que đo và để thiết bị đo ở thang điện trở x1KΩ.

    Lưu ý:

    Trước khi tiến hành kiểm tra, bạn hãy dùng tô vít hoặc dây dẫn nối tắt 3 chân của mosfet - FET lại để khử hết điện tích còn sót lại trên các chân của linh kiện. Bước này rất quan trọng bởi FET là linh kiện rất nhạy cảm, nếu không khử hết điện tích trên các chân của mosfet thì nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

    Sau đây là cách đo mosfet sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng kim:

    Trường hợp Mosfet còn hoạt động tốt: 

    Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ vạn năng kim về mức x1 KW.

    Chọn thang đo x1 KW
    Chọn thang đo x1 KW

    Bước 2: Đặt que đen của đồng hồ vạn năng vào G, que đỏ vào S hoặc D để tiến hành nạp cho G 1 điện tích

    Đặt que đen vào G, que đỏ vào S hoặc D
    Đặt que đen vào G, que đỏ vào S hoặc D

    Bước 3: Sau khi thực hiện nạp điện tích cho G, tiếp tục tiến hành đo giữa D và S. Lúc này bạn sẽ thấy kim chỉ di chuyển đi lên.

    Đo giữa D và S
    Đo giữa D và S

    Bước 4: Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G

    Bước 5: Khi đã thoát điện cho G, đo lại D và S như bước 3. Nếu thấy kim của đồng hồ vạn năng không lên thì có nghĩa là mosfet trong trường hợp này vẫn còn hoạt động tốt.

    Đo lại D và S như bước 3
    Đo lại D và S như bước 3

    Giải thích thêm: Mosfet còn hoạt động tốt là khi trở kháng giữa G và S và trở kháng giữa G với D có giá trị điện trở là vô cùng, tức kim chỉ của đồng hồ vạn năng không lên ở cả 2 chiều đo và khi G đã thoát điện thì trở kháng giữa D và S là vô cùng.

    Trường hợp Mosfet chập hoặc cháy:

    Để xác định mosfet có bị cháy hoặc chập hay không, bạn tiến hành cách đo kiểm tra mosfet theo các bước dưới đây:

    Bước 1: Điều chỉnh núm vặn của đồng hồ vạn năng kim đến thang đo  x 1KW.

    Bước 2: Tiến hành đo G và S hoặc giữa G và D. Quan sát nếu thấy kim lên = 0 W nghĩa là mosfet bị chập

    Bước 3: Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 W thì nghĩa là mosfet bị chập chân D S

    Trường hợp Mosfet chập hoặc cháy
    Trường hợp Mosfet chập hoặc cháy

    Cách đo mosfet bằng đồng hồ vạn năng điện tử

    Với cách đo mosfet bằng đồng hồ điện tử, bạn cần phải chuẩn bị một chiếc đồng hồ vạn năng có chức năng đo Diode. Tiếp đến, thực hiện các bước đo theo hướng dẫn dưới đây:

    Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ vạn năng về Diode

    Bước 2: Trên mosfet sẽ có lần lượt 3 chân là G, D, S vậy nên bạn sẽ phải tiến hành đo chân S mắc lên D. Nối que đen vào chân D và que đỏ vào chân S. Lúc này, giá trị điện áp sẽ hiển thị trên 2 chân diode mắc ngược này. Nếu kết quả trả về khoảng 0.5V thì có nghĩa là mosfet vẫn còn sống.

    Bước 3: Để kiểm tra chính xác hơn, bạn tiếp tục đặt que đen vào chân S của mosfet và que đỏ vào chân G. Sau khi kích, chuyển que đỏ sang chân D nếu mosfet dẫn, mosfet sẽ được điều khiển hoàn toàn. 

    Cách đo mosfet bằng đồng hồ điện tử
    Cách đo mosfet bằng đồng hồ điện tử

    Lúc này, bạn sẽ thấy hiện tượng mosfet dẫn. Nếu muốn linh kiện ngừng dẫn, hãy cho que đỏ về chân S và que đen về chân G để chuyển xả điện áp trên chân G. Khi đó, ta sẽ triệt tiêu được hết điện áp trên chân G. Đây cũng là cách đo kiểm tra mosfet 8 chân, cách kiểm tra transistor mosfet mà bạn có thể áp dụng.

    Quay trở lại chân D và S bạn sẽ thấy nó không dẫn nữa, có nghĩa là mofet được kiểm tra hoàn toàn.

    Các sản phẩm đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo Mosfet tốt

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110

    Kyoritsu 1110 là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim tiêu biểu của thương hiệu Kyoritsu. Đây là đồng hồ vạn năng Kyoritsu Nhật Bản được sử dụng phổ biến để hỗ trợ cho các công việc đo và kiểm soát dòng điện, kiểm tra thiết bị/linh kiện điện tử, khoáng sản,...

    Là một thiết bị đa năng 3 trong 1, sử dụng thay thế cho các công cụ ampe kế. vôn kế, ôm kế thông thường, nên đồng hồ Kyoritsu 1110 có thể thực hiện được nhiều phép đo điện khác nhau như: đo điện trở, đo điện áp, cường độ dòng điện, đo nhiệt độ, kiểm tra liên tục,... nhanh chóng, cho kết quả chính xác nhất.

    Thông số kỹ thuật cơ bản:

    • DC V: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)

    • AC V: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)

    • DC A: 60µA/30/300mA Ω: 3/30/300kΩ

    • Nhiệt độ: -20ºC~+150ºC

    • Kiểm tra liên tục: 100Ω

    GIÁ THAM KHẢO:  1.498.000đ

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

    Kyoritsu 2012RA là công cụ đo điện đa chức năng, thiết bị có thể thực hiện được nhiều phép đo đa dạng như: đo dòng điện trực tiếp, đo điện áp xoay chiều/một chiều, đo điện trở, điện dung, đo tần số, thông mạch, kiểm tra Diode,... với độ chính xác cao ngay cả trong môi trường nhiễu nhờ tích hợp công nghệ True RMS.

    Ngoài ra, thiết bị đo điện Kyoritsu còn có chức năng chống đoản mạch, đảm bảo máy vận hành ổn định, an toàn cho người dùng.

    2012RA phù hợp với các công việc sửa chữa hệ thống điện/điện tử/điện lạnh, bảo trì ô tô, lắp đặt điện dân dụng,... 

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA
    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

    Thông số kỹ thuật cơ bản:

    • DC V: 600.0 mV / 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.0% rdg ± 3 dgt

    • AC V: 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)

    • AC A: 60,00 / 120,0 A / ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)

    • Điện trở (Ω): 600 ohms / 6.000 / 60.00 / 600.0 kΩ / 6.000 / 60.00 MΩ Độ chính xác: ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ); ± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ); ± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)

    • Kiểm tra điốt: 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt Điện áp mạch mở: khoảng 2,7 V

    • Điện dung: 00,0 nF / 4.000 / 40,00 F / ± 2,5% rdg ± 10 dgt

    GIÁ THAM KHẢO:  2.659.000đ

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052 là thiết bị đo và kiểm tra điện được nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân - thợ điện tin dùng, phục vụ cho các công việc sửa chữa, nghiên cứu, bảo trì - lắp đặt hệ thống điện, thiết bị điện tử, điện lạnh,...

    Sản phẩm có thể đo được dòng điện AC/DC, điện áp, điện trở, kiểm tra Diode, kiểm tra thông mạch, đo tần số và nhiệt độ,... vô cùng linh hoạt, đáp ứng tốt những yêu cầu công việc khác nhau.

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052
    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052

    Thông số kỹ thuật cơ bản

    • Dải đo dòng ACA (RMS): 600.0/6000µA/60.00/440.0mA/6.000/10.00A

    • Dải điện áp ACA (RMS): 600.0mV/6.000/60.00/600.0/1000V

    • Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/60.00MΩ

    • Kiểm tra điốt: 2V -C: 10.00/100.0nF/1.000/10.00/100.0/1000µF

    • Nhiệt độ: -50~600ºC (with K-type Temperature probe)

    • F: 10.00~99.99/90.0~999.9Hz/0.900~9.999/9.00~99.99kHz

    GIÁ THAM KHẢO:  7.152.000đ

    Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách đo mosfet sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng, cách đo mosfet trên mainboard đơn giản cho những bạn nào chưa biết. Hy vọng với cách kiểm tra mosfet đơn giản trên, các bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà để kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện dễ dàng. Chúc bạn thành công!

    7143 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn