0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Hướng dẫn cách kiểm tra main máy tính sống hay chết nhanh chóng

Kyoritsuvietnam.net 04/04/2022 4304 lượt xem

    Mainboard là một bộ phận không thể thiếu trong phần cứng của máy tính. Nếu mainboard bị hỏng, máy tính sẽ không hoạt động được. Chính vì vậy, việc kiểm tra main máy tính sống hay chết là một kỹ thuật vô cùng cần thiết đối với người thường xuyên sử dụng máy tính. Vậy kiểm tra main máy tính như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

    Các trường hợp main bị hỏng

    Trước khi tiến hành kiểm tra main sống hay chết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết hư main máy tính và nguyên nhân của nó nhé.

    Dấu hiệu nhận biết main bị hỏng
    Dấu hiệu nhận biết main bị hỏng

    Một số trường hợp hư mainboard dễ nhận thấy là:

    • Máy tính hoặc laptop có dấu hiệu ngừng hoạt động, quạt nguồn không quay, không vào điện hay không phát ra bất kỳ âm thanh báo sự cố nào.

    • Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi động, không lên màn hình .

    • Không thể thực hiện được các thao tác trên bàn phím và chuột, màn hình không sáng hoặc không hiển thị hình ảnh

    • Khi kiểm tra nhận thấy RAM, AGP và một số thiết bị khác bị ngắt kết nối với Main.

    • Kiểm tra main thấy có dấu hiệu bị chập cháy ở các bộ phận như khay cắm Ram, IC và tụ điện. Trong trường hợp lỗi là do chập cháy gây ra không còn khả năng sửa chữa thì bắt buộc phải thay Main mới hoàn toàn.

    Cách kiểm tra main máy tính sống hay chết

    Cách nhận biết mainboard máy tính bị hỏng bằng đồng hồ vom

    Để kiểm tra main pc đơn giản và chính xác nhất, sử dụng đồng hồ vạn năng là phương pháp tốt nhất được nhiều người sử dụng. Cách kiểm tra mainboard máy tính còn hoạt động tốt không như sau:

    Cách nhận biết mainboard máy tính bị hỏng bằng đồng hồ vom
    Cách nhận biết mainboard máy tính bị hỏng bằng đồng hồ vom

    Bước 1: Tiến hành cắm nguồn vào mainboard và đo trong điều kiện chưa kích nguồn

    Bước 2: Thực hiện đo đạc các thông số bao gồm:

    • Dây màu tím yêu cầu phải đảm bảo đủ 5V. Nếu chưa đủ 5V thì bạn hãy kiểm tra lại bộ nguồn rời xem có ổn chưa. Trong trường hợp nguồn rời không gặp bất kỳ vấn đề gì nhưng khi cắm vào main lại xuất hiện tình trạng sụt áp thì nguyên nhân có thể là do đã bị chạm tải ở vị trí nào đó. Một số vị trí thường bị chạm tải là: Chip NAM, LAN, Sound hoặc SIO,... bạn hãy kiểm tra từng phần để xác định vị trí lỗi.

    • Dây màu xanh yêu cầu phải có chỉ số hiệu điện thế là 5V hoặc trong khoảng từ 2.5V - 5V tùy thuộc vào loại main bạn đang sử dụng. Lưu ý, nếu đã kết nối nguồn nhưng không lên đủ 5V thì bạn cần phải kiểm tra lại. Vì nếu số chỉ về 0V thì bắt buộc nguồn phải chạy. Tuy nhiên nếu chưa bật công tắc mà nguồn đã chạy thì rất có thể phát sinh lỗi tự kích nguồn.

    Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ vom với chất lượng và khả năng đo khác nhau. Để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác nhất, bạn nên sử dụng đồng hồ vạn năng kim hoặc đồng hồ vạn năng điện tử của các thương hiệu nổi tiếng. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo: Kyoritsu 1020RKyoritsu 1009Kyoritsu 1109S, Hioki 3030-10, Fluke 17B+,...

    Kiểm tra mainboard máy tính từ bên ngoài

    Ngoài phương pháp sử dụng đồng hồ vom ở trên thì bạn cũng có thể kiểm tra mainboard trên máy tính bằng cách quan sát từ bên ngoài.

    Làm sạch bụi bẩn hoặc gỉ sét cho main
    Làm sạch bụi bẩn hoặc gỉ sét cho main

    Trước khi tiến hành kiểm tra các hoạt động chức năng bên trong của mainboard thì bạn hãy quan sát kỹ linh kiện từ bên ngoài xem có xuất hiện các dấu hiệu bị cháy, rỉ sét, bám bụi, đứt mạch, socket CPU có bị đứt chân hay không,...

    Nếu nguyên nhân là do bụi bẩn hay rỉ sét thì hãy vệ sinh thật cẩn thận để loại bỏ các bụi bẩn và gỉ sét đó. Còn nếu main bị hỏng do vi mạch bị đứt vì va chạm mạnh thì bạn nên lựa chọn thay main mới vì công đoạn đấu nối rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

    Kiểm tra mainboard máy tính thủ công

    Với cách kiểm tra main pc sống hay chết này, việc đầu tiên bạn cần làm là tháo rời toàn bộ phần ổ cứng, RAM,  card mở rộng ra khỏi Mainboard và chỉ để lại CPU. Tiếp đó, cấp nguồn điện và khởi động. Lúc này, bạn xuất hiện một trong những trường hợp sau:

    Kiểm tra mainboard máy tính thủ công
    Kiểm tra mainboard máy tính thủ công

    Trường hợp 1

    Cả quạt CPU và quạt nguồn đều hoạt động bình thường, chỉ phát ra âm thanh “bíp” ở loa thì nghĩa là mainboard còn hoạt động tốt, tiếng kêu phát ra là do lỗi ở RAM vì chưa cắm thiết bị.

    Trường hợp 2

    CPU được đấu đúng công tắc nhưng quạt CPU và quạt nguồn không hoạt động. Điều này nghĩa là main đang gặp vấn đề.

    Trường hợp 3

    Khi CPU được cắm nguồn đầy đủ, quạt CPU và quạt nguồn hoạt động bình thường nhưng không phát ra tiếng kêu bíp ở loa thì bạn cần kiểm tra ROM BIOS hoặc các bộ phận của Mainboard

    Trường hợp 4

    Mainboard của máy tính, laptop đã được kích nguồn nhưng không lên. Khi đó, bạn cần phải kiểm tra CPU, RAM, chipset của Main nguồn CPU để tìm ra nguyên nhân

    Trường hợp 5

    Mainboard hoạt động được khi xung điện. Tuy nhiên tốc độ không được ổn định, chập chờn thì bạn cần kiểm tra lại khâu vệ sinh của các bộ phận để xem đã được làm sạch hoàn toàn chưa, IC có bị rỉ sét làm chập hoặc giảm khả năng kết nối giữa các bộ phận với nhau không.

    Xem thêm: 

    Kiểm tra main máy tính sống hay chết bằng Card Test

    Bên cạnh những cách ở trên, các bạn cũng có thể sử dụng Card Test để kiểm tra mainboard máy tính. Dưới đây là hướng dẫn kiểm tra main máy tính bằng Card Test chi tiết:

    Kiểm tra main máy tính sống hay chết bằng Card Test
    Kiểm tra main máy tính sống hay chết bằng Card Test

    Cắm Card Test vào khe PCI hoặc ISA rồi cấp điện cho thiết bị này và khởi động nút nguồn. Khi đó, kết quả được trả về sẽ được hiển thị bằng đèn LED hoặc đồng hồ báo, các thông số mang ý nghĩa như sau:

    • Kết quả hiển thị giá trị + 5V hoặc 3,3 V: Trong trường hợp bạn bật công tắc nguồn mà đèn Led này không phát sáng thì cần kiểm tra đường nguồn +5V hoặc 3,3 V trên Mainboard xem có xảy ra sự cố gì không.

    • Kết quả hiển thị giá trị -12V” Nếu bật công tắc có điện áp -12V mà đèn không phát sáng thì nguyên nhân có thể là do đường nguồn -12V trên Mainboard đã có vấn đề.

    • CLK : Thông thường đèn này luôn sáng ngay cả khi không lắp RAM và CPU. Vậy nên, khi đèn CLK không có tín hiệu thì hãy nghĩ ngay đến trường hợp Chipset trên Mainboard đã ngưng hoạt động.

    Lưu ý, khi bạn dùng Card Test sẽ kiểm tra được các lỗi chính xác của Mainboard dưới dạng đèn báo. Nếu đèn báo hoạt động bình thường và đèn CLK sáng thì Mainboard đang hoạt động tốt, bạn cần tiếp tục kiểm tra đến các bộ phận khác để tìm ra nguyên nhân khắc phục.

    Trên đây là cách kiểm tra main sống hay chết đơn giản và thông dụng nhất mà bạn có thể tham khảo để kiểm tra, phát hiện và khắc phục sự cố sớm khi mainboard máy tính xảy ra vấn đề.

    4304 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn