Nên mua đồng hồ vạn năng hiển thị số hay chỉ thị kim?
Hai loại đồng hồ vạn năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong công nghiệp cũng như dân dụng là đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim. Để có câu trả lời cho câu hỏi: "Nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim?", chúng ta cùng đem hai dòng sản phẩm này lên bàn cân so sánh để xem loại nào sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn để đáp ứng công việc tốt nhất.
So sánh đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim
Cả đồng hồ vạn năng điện tử và đồng hồ vạn năng kim đều được cung cấp các chức năng cơ bản của một ampe kế, vôn kế, ôm kế, phục vụ cho nhu cầu kiểm tra hệ thống, thiết bị điện, linh kiện điện tử, nguồn điện,... đảm bảo độ chính xác cao và an toàn khi sử dụng. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu cung cấp đồng hồ vạn năng hiển thị số lẫn chỉ thị kim, có thể kể đến như đồng hồ vạn năng Kyoritsu Nhật Bản, đồng hồ vạn năng Hioki, Sanwa, Fluke...
Tuy vậy, nếu xét trên cấu tạo, cách thức hoạt động hay khả năng đo thì 2 loại đồng hồ đo điện này vẫn có sự khác biệt.
Nếu đồng hồ vạn năng chỉ thị kim chỉ cung cấp 3 thông số đo cơ bản là cường độ dòng điện, điện áp, điện trở và kết quả đo được hiển thị thông qua một kim chỉ thị chỉ giá trị số của các chỉ số dòng điện thì vạn kế điện tử lại có nhiều cải tiến hơn.
Ngoài 3 chỉ số đo dòng điện cơ bản, thông thường, đồng hồ vạn năng điện tử còn có thể thực hiện nhiều phép đo khác như đo tần số, điện dung, kiểm tra diode, thông mạch,... Kết quả đo được hiển thị nhanh chóng, chính xác trên màn hình LCD.
Để hiểu rõ hơn về từng loại và đánh giá xem dòng máy nào tốt hơn, bạn có thể theo dõi ưu - nhược điểm của đồng hồ vạn năng số và kim dưới đây:
Ưu điểm - nhược điểm của đồng hồ vạn năng số
Ưu điểm
-
Có thể thực hiện nhiều phép đo điện đa dạng hơn so với đồng hồ vạn năng kim
-
Kết quả đo được trả về nhanh chóng, có độ chính xác cao (hiển thị cả những con số sau thập phân nhỏ lẻ)
-
Độ bền cao, an toàn với người sử dụng
-
Thiết kế hiện đại, đẹp mắt
-
Dễ dàng đọc và theo dõi giá trị đo được hiển thị trên màn hình ở nhiều góc độ, không gian khác nhau
Nhược điểm
-
Giá thành đắt hơn so với đồng hồ vạn năng kim cùng loại
-
Khó sử dụng hơ khi dùng để kiểm tra nhanh các hư hỏng của linh kiện điện tử
Ưu điểm - nhược điểm của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Ưu điểm
-
Phù hợp khi thực hiện các kiểm tra các linh kiện bán dẫn (điốt, transistor, SCR, MOSFET,…) còn sống hay chết vì dễ quan sát hơn
-
Khả năng kiểm tra hư hỏng của các linh kiện trong mạch điện tử nhanh chóng hơn so với đồng hồ vạn năng số
-
Đa dạng mẫu mã, chủng loại với giá thành khác nhau cho người dùng lựa chọn
Nhược điểm
-
Độ chính xác không cao do kim chỉ vạch không ổn định
-
Đồng hồ dễ hỏng mạch điện tử hoặc kim chi thị nếu không được sử dụng đúng cách
-
Khó đọc các chỉ số đo như dòng điện, điện áp, giá trị điện trở
-
Kích thước thường to hơn so với đồng hồ vạn năng số
XEM THÊM: Mua đồng hồ vạn năng ở đâu chính hãng, giá tốt nhất?
Nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim?
Mỗi dòng đồng hồ đều có những điểm nổi bật riêng, nếu áp dụng đúng vào công việc phù hợp và sử dụng đúng kỹ thuật thì thiết bị sẽ phát huy tốt nhất khả năng làm việc của mình. Dưới đây là một số nhận định giúp bạn đọc đưa ra quyết định nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim.
Với đồng hồ vạn năng số, loại này sẽ thích hợp với các công việc trong ngành điện, viễn thông. Thiết bị cung cấp phép đo chính xác, nhanh chóng cùng màn hình LCD sắc nét (một số loại tích hợp đèn nền) giúp làm việc dễ dàng trong nhiều điều kiện khác nhau.
Đây là dòng máy đo điện hiện đại nên sở hữu nhiều chức năng đo khác nhau, phạm vi đo rộng nên phù hợp với các mục đích thương mại, công nghiệp. Nhiều sản phẩm còn được trang bị chức năng tự động chọn thang đo, giữ giá trị đỉnh - trung bình,... nhằm hạn chế sai sót khi chọn thang đo và thuận tiện hơn khi ghi chép, lưu lại kết quả.
Trong khi đó, đồng hồ vạn năng chỉ thị kim lại quen thuộc với nhiều người dùng hơn do đây là dòng sản phẩm được ra đời trước. Nó dễ sử dụng, tính an toàn cao, phù hợp để kiểm tra linh kiện điện tử, linh kiện bán dẫn. Ngoài ra, giá thành cũng rẻ hơn so với đồng hồ vạn năng số nên phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng
Một số đồng hồ vạn năng số và kim bán chạy
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
Kyoritsu 1109S là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim bán chạy nhất hiện nay của Kyoritsu. Sản phẩm được thiết kế kim chỉ thị sắc nét, tấm chắn kính trong suốt giúp người dùng dễ dàng quan sát kết quả đo hơn rõ ràng hơn.
Sở hữu thang đo điện áp AC/DC lên tới 1000V, đo điện trở 2/20kΩ/2/20MΩa, đo dòng điện ở phạm vi nhỏ đạt 250mA, do vậy Kyoritsu 1109S được các kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà máy, trung tâm sửa chữa linh kiện điện tử sử dụng phổ biến.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V
-
AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)
-
DC A: 50µA/2.5/25/250mA
-
Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ
GIÁ THAM KHẢO: 922.000Đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2000A
Kyoritsu 2000A thuộc dòng đồng hồ vạn năng điện tử, thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực tế của đời sống như: kiểm tra, khắc phục sự cố điện dân dụng, thương mại, công nghiệp; kiểm tra bảng mạch điện; kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô, xe điện; kiểm tra cài đặt pin năng lượng mặt trời;...
Thiết bị có thể đo được dòng điện AC/DC 60A với độ chính xác ± 2%, đo điện áp AC/DC 600V với sai số chỉ ± 1,5% và đo điện trở chính xác cao (± 1% ).
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 340.0mV / 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 4dgt
-
AC V: 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 5dgt [50 - 400Hz]
-
DC A: 60.0A ± 2% rdg ± 5dgt
-
AC A: 60.0A ± 2% rdg ± 5dgt (50 / 60Hz)
-
Điện trở (Ω): 340.0Ω / 3.400 / 34.00 / 340.0kΩ / 3.400 / 34.00MΩ; ± 1% rdg ± 3dgt (0 - 340kΩ); ± 5% rdg ± 5dgt (3.4MΩ); ± 15% rdg ± 5dgt (34MΩ)
GIÁ THAM KHẢO: 1.805.000Đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1030
Kyoritsu 1030 xứng danh là một chiếc đồng hồ vạn năng “tuy nhỏ nhưng có võ”. Sản phẩm này có thiết kế nhỏ gọn dạng bút cầm tay, được xem là dòng đồng hồ vạn năng nhỏ nhất hiện nay của Kyoritsu. Nhờ vậy, nó có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều không gian làm việc khác nhau vô cùng thuận tiện.
Mặc dù có thiết kế gọn nhẹ nhưng khả năng làm việc của Kyoritsu 1030 lại vô cùng đa dạng. Không chỉ có thể đo được 3 chỉ số cơ bản là cường độ dòng điện, điện áp và điện trở, thiết bị này còn có chức năng kiểm tra thông mạch, kiểm tra diode, tụ điện, đo tần số,... nên được các thợ điện, thợ bảo trì, kỹ sư điện khá ưa chuộng.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 400m/4/40/400/600V (5 Range auto)
-
AC V: 4/40/400/600V (4 Range auto)
-
Điện trở (Ω): 400/4k/40k/400k/4M/40MΩ (6 Range auto)
-
Kiểm tra thông mạch: Còi báo khi điện trở nhỏ hơn 120Ω
-
Kiểm tra điốt: Điện áp kiểm tra. 0.3~1.5V
-
Tần số: 5/50/500/5k/50k/200kHz
-
Kiểm tra tụ: 50n/500n/5µ/50µ/100µF (5 Range auto)
GIÁ THAM KHẢO: 1.066.000Đ
Từ những tư vấn về việc nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim ở trên, có thể thấy rằng sản phẩm nào thì cũng có những ưu điểm và phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Do đó, khi chọn mua, bạn hãy xác định rõ nhu cầu sử dụng và những yêu cầu công việc của mình là gì để đảm bảo chọn lọc được sản phẩm ưng ý nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn