0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Tần số là gì? Các kí hiệu và công thức tính tần số chi tiết

Kyoritsuvietnam.net 30/03/2023 2826 lượt xem

    Đối với các loại sóng trên các thiết bị truyền tin hay thiết bị điện đều vô hình đối với con người. Nhưng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật thì tần số được phát minh để đo và hiển thị những loại sóng này thành dạng đồ thị. Vậy tần số là gì? Đơn vị tần số là gì? Công thức tính tần số như thế nào? Bạn hãy cùng Hiokivn.com tìm hiểu về đại lượng thú vị này nhé!

    Tần số là gì?

    Bạn thắc mắc không biết tần số là gì? Câu trả lời rất đơn giản như sau: 

    Tần số (tên tiếng Anh là Frequency) là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Tần số được tính để đếm số lần xuất hiện của hiện tượng. 

    Tần số mang dạng sóng
    Tần số mang dạng sóng

    Theo quy ước hệ đo lường quốc tế, đơn vị vị đo tần số là Hz (viết tắt của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz). Như vậy, 1Hz chính là số lần lặp lại hiện tượng trong 1 lần của môi giây. 

    Ngoài ra, trong khi tìm hiểu về tần số, bạn cũng cần biết về chu kỳ. Một chu kỳ dao động được hiểu là thời gian để vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Chu kỳ được ký hiệu là T. 

    Đơn vị tần số là Herzt (Hz)
    Đơn vị tần số là Hertz (Hz)

    Vậy giữa tần số và chu kỳ có mối quan hệ như thế nào? Câu trả lời như sau:

    Tần số dao động nghịch đảo với chu kỳ. Do vậy, bạn có thể tính được được chu kỳ từ tần số và ngược lại. 

    T = 1/f,  f =1/T

    Xem thêm:  Cách đo tần số bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng, dễ thực hiện

    Các thông số cơ bản của tần số

    Ngoài việc tìm hiểu tần số là gì, bạn cũng cần nắm được những thông số liên quan để hiểu hơn về đại lượng này. Dưới đây là một số những thông số quan trọng:

    • Đơn vị đo tần số: Hertz (Hz): là đơn vị đo tần số.
    • Chu kỳ: được biết đến là làn sóng hoàn chỉnh của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều. 
    • Luân phiên: được tính là nửa chu kỳ.
    • Thời gian: Thời gian để hoàn thành một chu kỳ.
    • Tần số âm thanh: dao động từ 15Hz - 20kHz. 
    • Tần số vô tuyến: từ 30 – 300 kHz
    • Tần số thấp: 300 kHz – 3 MHz
    • Tần số trung bình: 3-30 MHz
    • Tần số cao: 30-300 MHz

    Tần số trong chuyển động sóng

    Đây là số lần thấy đỉnh sóng ngay tại điểm nhất điện trong một thời gian cố định. Tính bước sóng theo công thức: chu kỳ nhân với vận tốc sóng/chia cho bước sóng. 

    f = v / λ.

    Tần số quét màn hình: được biết đến là các thông số kỹ thuật của những thiết bị điện tử được trang bị màn hình như tivi, máy tính, điện thoại… Các loại màn hình phổ biến như LCD, LED.

    Tần số âm thanh nghe được

    Tần số âm thanh nghe được là dạng năng lượng cảm nhận thông qua sóng đang làn truyền trong không gian và dẫn đến tai, thính giác của con người. Tần số âm thanh mà con người có thể nghe được là từ 20 - 20.000 Hz.

    Công thức tính tần số

    Tiếp theo, bạn cần biết cách tính tần số để xác định được mức năng lượng dạng sóng. Công thức tính tần số rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

    Công thức tần số dựa vào bước sóng

    Sau khi bạn xác định được bước sóng cùng vận tốc dao động của tần số. Bạn có thể tính tần số bằng công thức:

    f = V / λ

    Trong đó:

    • V: vận tốc sóng
    • f: tần số
    • λ: bước sóng.

    Lưu ý, khi bạn tính tần số thông quá bước sóng, đơn vị sẽ được đổi thành m để dễ dàng tính toán.

    Công thức của tần số cơ bản, phổ biến
    Công thức của tần số cơ bản, phổ biến

    Công thức dựa vào tần số sóng điện từ trong chân không

    Trong môi trường chân không, vận tốc của sóng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tốc khác. Khi đó, công thức của tần số sẽ là: 

    f = C/ λ

    Trong đó:

    • λ: bước sóng.
    • C: vận tốc ánh sáng
    • f: tần số

    Công thực dựa theo thời gian hoặc chu kỳ

    Khi tính tần số theo công thức, thời gian và tần số chính là yếu tố để hoàn thành dao động sóng. Khi đó thời gian và tần số sẽ tỷ lệ nghịch với nhau. Công thức tính tần số F như sau:

    f= 1/T

    Trong đó

    • f: tần số
    • T:  chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động.

    Công thức tính tần số theo tần số góc

    Sau khi bạn biết được tần số góc của một loại sóng nhất định sẽ có thể tính tần số theo công thức: 

    f = ω/(2π)

    Trong đó

    • ω: là tần số góc
    • f: là tần số chuẩn
    • π: là hằng số pi, bằng 3,14.

    Bên cạnh việc tính tần số theo các công thức, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thiết bị đo tần số. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm tra tần số của hệ thống điện, thiết bị hay âm thanh được nhanh và chính xác hơn. Các loại thiết bị đo tần số phổ biến hiện nay như máy đo tần số, đồng hồ vạn năng Kyoritsu, ampe kìm Kyoritsu

    Trong đó, các loại thiết bị đo điện vẫn luôn nhận được đánh giá cao nhờ khả năng đo da dạng, chính xác, dễ sử dụng, nhanh chóng. Một số sản phẩm đang được ưa chuộng với dải đo rộng như: Kyoritsu 1009Kyoritsu 1021RKyoritsu 1020R...

    Tìm hiểu về thế nào gọi là tần số hay công thức tính tần số sẽ giúp bạn hiểu hơn về một đại lượng quan trọng trong ngành vô tuyến, truyền hình, âm thanh. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những thiết bị đo tần số hay gọi đến Hotline để nhận thêm nhiều thông tin tư vấn về tần số, thiết bị đo điện chất lượng.

    2826 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn