Tìm hiểu tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn và cách đo chi tiết
Để đánh giá khả năng cách điện của dây dẫn điện chính xác nhất bạn cần phải nắm được tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn và sử dụng các thiết bị đo điện trở cách điện chuyên dụng như đồng hồ đo điện trở cách điện. Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này cũng như cách đo điện trở cách điện đường dây, các bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây.
Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn
Trên thực tế, hầu hết các thiết bị điện ngày nay dù là sử dụng trong gia đình hay công nghiệp thì đều có phần dây dẫn điện. Phần dây dẫn này thường được xử lý cách điện thông qua một lớp vỏ.
Để đánh giá chất lượng của dây dẫn về phương diện cách điện, người ta sử dụng một thông số đặc trưng là điện trở cách điện (viết tắt Rcđ), đơn vị MΩ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn điện trở cách điện dây dẫn là không giống nhau. Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện của dây dẫn còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật điện áp chịu đựng được của thiết bị mà bạn đang dùng.
Ví dụ: Đối ᴠới ᴄáᴄ ᴄáp điện 0.6-1kV nếu tính toán trướᴄ thì điện áp thử ѕẽ là 1.5kVDC. Chính vì thế, trướᴄ khi ᴄhọn điện áp thử bạn ᴄần ᴄhọn thang điện áp phóng điện.
Ngoài ra, khi tiến hành đo điện trở cách điện tiêu chuẩn, người ta thường sử dụng 2 cấp cơ bản đó là cao áp (từ 1000 - 5000V) và hạ áp (500V).
Bên cạnh đó, khi kiểm tra điện trở của dây dẫn điện, người thực hiện cũng cần phải tuân theo quy trình thực hiện hết sức cẩn thận và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng để bảo vệ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với điện.
Xem thêm: Giá trị điện trở cách điện tiêu chuẩn bao nhiêu là đạt, an toàn?
Cách đo điện trở cách điện dây dẫn
Để đo điện trở cách điện của dây dẫn, bạn có thể áp dụng một trong hai cách: đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp.
Phương pháp đo điện trở cách điện dây dẫn gián tiếp
“Điện trở cách điện dây dẫn bao nhiêu là đạt?” là thắc mắc chung của nhiều người. Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể áp dụng cách đo điện trở cách điện gián tiếp sau đây.
Với cách đo điện trở cách điện dây dẫn này, bạn có thể sử dụng đồng hồ đo điện trở cách điện Megomet hoặc các thiết bị đo điện khác như vôn kế, ampe kìm để đo dòng điện rò tại các mức điện áp tiêu chuẩn như: 500V, 2500V, 5000V theo công thức sau đây:
Rcđ = Uđ/ Irò
Trong đó:
Rcđ là điện trở cách (MΩ)
Uđ là điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)
Irò: là dòng điện dò đo được (A).
Phương pháp đo điện trở cách điện của dây dẫn trực tiếp
Với cách đo điện trở cách điện trực tiếp, bạn có thể sử dụng trực tiếp đồng hồ Megomet để kiểm tra thông số điện trở cách điện giữa hai đầu dây và vỏ máy. Lúc này trị số trên đồng hồ là trị số thực của Rcđ.
Lưu ý: nên chọn những loại đồng hồ đo cách điện đến từ những thương hiệu uy tín như đồng hồ Hioki, đồng hồ Kyoritsu để đảm bảo về chất lượng, khả năng đo đạc và độ chính xác. Một số đồng hồ đo cách điện megaohm mà các bạn có thể tham khảo là: Kyoritsu 3005A, Kyoritsu 3165, Hioki IR4056-21,...
Phương pháp này có thể áp dụng được cả cho những nguồn điện áp trên các cực để đo từ 500V đến 5000V tuỳ theo nhu cầu của từng người dùng.
Các lưu ý khi đo điện trở cách điện dây dẫn
Khi tiến hành kiểm tra điện, bạn cần phải luôn đảm bảo yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, để tránh các sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bạn nên kiểm tra trước xem thiết bị đã được ngắt nguồn điện hay chưa. Tốt nhất là bạn nên cách ly toàn bị nguồn điện áp và vỏ máy với đất.
Ngoài ra, để tăng độ chính xác cho các kết quả đo, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt của máy móc, thiết bị điện trước khi tiến hành kiểm tra. Xác định xem nguồn và các đầu nối dây đo của thiết bị đo điện đã chính xác hay chưa, đã đảm bảo đúng kỹ thuật chưa,...
Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn và cách đo điện trở cách điện của dây dẫn chính xác, hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ ở trên đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích góp phần nâng cao chất lượng công việc hơn.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn