0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng

Kyoritsuvietnam.net 2 năm trước 4666 lượt xem

    “Cuộn cảm là gì?”, “Cuộn cảm có cấu tạo và ứng dụng như thế nào trong đời sống?”, “Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng như thế nào là đúng kỹ thuật?”,... Để giải đáp những câu hỏi này, cùng đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về cuộn cảm và cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng trong bài viết dưới đây.

    Cuộn cảm là gì? Ký hiệu của cuộn cảm

    Cuộn cảm (tên gọi khác: cuộn từ cảm, cuộn từ) là một linh kiện điện tử thụ động có 2 cực, được tạo nên từ một dây dẫn điện được quấn lại thành nhiều vòng, phần lõi trong của cuộn dây dẫn có thể là không khí hoặc các vật liệu dẫn từ.

    Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động
    Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động

    Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường khi có dòng điện chạy qua. Nó đóng vai trò quan trọng trong một số mạch như: mạch tạo dao động, mạch lọc nguồn, các mạch trong hệ thống âm thanh,... 

    Đơn vị của cuộn cảm là độ tự cảm (tên gọi khác: từ dung) Henry, được ký hiệu là H, đơn vị đo cảm ứng điện L trong cuộn H.

    Để biết cuộn cảm ký hiệu là gì, bạn có thể theo dõi hình ảnh dưới đây:

    Ký hiệu cuộn cảm
    Cuộn cảm kí hiệu

    Cuộn cảm có công dụng gì?

    Nhắc đến cuộn cảm, hẳn rằng nhiều người vẫn chưa biết về linh kiện điện tử này. Song trên thực tế, nó lại được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống. 

    Trong đó, công dụng phổ biến nhất của cuộn cảm là dùng để mắc song song hoặc nối tiếp với tụ điện để tạo thành mạch cộng hưởng giúp điều chỉnh các thiết bị vô tuyến (tivi, radio,...), ứng dụng trong các thiết bị âm thanh như loa, micro, ứng dụng trong lọc nhiễu, lọc nguồn hay một số ứng dụng liên quan đến biến áp khác.

    Ngoài ra, cuộn cảm còn có công dụng trong việc chặn dòng điện cao tần trong mạch điện.

    Cuộn cảm được chia thành mấy loại?

    Có nhiều cách khác nhau để phân loại cuộn cảm. Thông dụng nhất là phân loại thành: Cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần và cuộn cảm cao tần.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào đặc tính, lõi, hình dạng hay ứng dụng cụ thể của cuộn cảm để phân loại nó.

    Một số loại cuộn cảm
    Một số loại cuộn cảm

    Phân loại cuộn cảm dựa trên lõi:

    • Cuộn cảm lõi không khí

    • Cuộn cảm lõi Ferrite

    • Cuộn cảm sắt từ / lõi sắt

    • Cuộn cảm lõi sắt

    • Cuộn cảm lõi gốm

    • Cuộn cảm nhiều lớp lõi thép

    Phân loại cuộn cảm dựa trên hình dạng lõi:

    • Cuộn cảm lõi hình xuyến

    • Cuộn dây lõi hình trống

    Phân loại cuộn cảm dựa trên cách sử dụng:

    • Cuộn cảm nhiều lớp

    • Cuộn cảm màng mỏng

    • Cuộn cảm đúc

    • Cuộn cảm sắp cặp

    • Cuộn cảm công suất

    • Cuộn cảm RF tần số vô tuyến

    • Cuộn cảm điều chỉnh được

    Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào?

    Cuộn cảm là những vòng dây được quấn từ dây đồng cách điện, có cấu tạo như một cuộn dây. Các cuộn dây có thể khác nhau về kích thước, hình dạng, vật liệu lõi hoặc được bọc trong những vật liệu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

    Ngoài ra, cấu tạo số vòng dây, khoảng cách giữa các vòng quấn, kích thước hay lõi của cuộn cảm cũng có thể thay đổi linh hoạt nhằm phục vụ cho độ tự cảm đúng với yêu cầu của mạch điện.

    Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm thông qua thang Ohm (Ω)

    Bước 1: Điều chỉnh núm vặn trên thân đồng hồ đo cuộn cảm về thang đo Ohm (Ω) hợp lý

    Bước 2: Chập 2 que đo của đồng hồ vạn năng và chỉnh chiết áp để kim chỉ thị  về vị trí 0 trên vạch chia thang đo Ω.

    Bước 3: Đặt 2 que đo lên 2 đầu của cuộn cảm cần kiểm tra. Đồng thời quan sát và ghi giá trị của kim chỉ thị dừng trên vạch chia thang đo điện trở (Ω).

    Bước 4: Tính kết quả của phép đo. Nếu gọi giá trị thang đo Ω đang sử dụng là A, giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω là B thì kết quả đo cuộn cảm sẽ được tính theo công thức: R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng).

    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm thông qua thang Ohm (Ω)
    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm thông qua thang Ohm (Ω)

    Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng thông qua thang đo điện áp

    Bước 1: Điều chỉnh kim chỉ thị về 0 trên vạch chia thang đo điện áp

    Bước 2: Lựa chọn thang đo điện áp hợp lý. Trong đó, giá trị của thang đo cần sử dụng phải lớn hơn so với giá trị của điện áp cần đo

    Bước 3: Đặt đầu que đo màu đỏ lên thế cao và que đo màu đen lên thế thấp (trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thì có thể đặt que đo bất kỳ lên hai đầu cực điện áp). Sau đó, quan sát và ghi lại giá trị điểm kim chỉ thị dừng lại trên vạch đo cuộn cảm chia thang đo điện áp cần đọc.

    Bước 4: Tính kết quả của phép đo theo công thức:

    V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng)

    Trong đó:

    A: giá trị của thang đo điện áp đang sử dụng

    B: giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp.

    C: giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc.

    Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng thông qua thang đo điện áp
    Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng thông qua thang đo điện áp

    Top đồng hồ đo cuộn cảm chuyên dụng tốt nhất

    Để kiểm tra cuộn cảm, người ta cần sử dụng đồng hồ đo cuộn cảm chuyên dụng. Dưới đây là một số đồng hồ vạn năng đo đo cuộn cảm nổi bật nhất mà các bạn có thể tham khảo:

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051

    Kyoritsu 1051 là một trong những thiết bị kiểm tra điện cao cấp được nhiều chuyên gia kỹ thuật, thợ sửa chữa - bảo trì điện/thiết bị điện tử, kỹ sư, thợ điện,... chuyên nghiệp tin dùng.

    Không chỉ sở hữu thiết kế hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế IEC và CAT III 1000V, CAT IV 600V giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng khi sử dụng mà đồng hồ đo Kyoritsu này còn được đánh giá cao bởi khả năng đo điện linh hoạt.

    Thiết bị có thể đo dòng điện AC/DC, đo điện áp AC/DC lên đến 1000V, đo điện dung lên đến 1000 µF, đo tần số lên tới 99,99 kHz, đo điện trở, kiểm tra diode, đo thông mạch,...

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051
    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051

    Thông số kỹ thuật cơ bản:

    • DC V: 600.0mV/6.000/60.00/600.0/1000V

    • Dải đo dòng ACA (RMS): 600.0/6000µA/60.00/440.0mA/6.000/10.00A

    • Dải điện áp ACA (RMS): 600.0mV/6.000/60.00/600.0/1000V

    • Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/60.00MΩ

    • Kiểm tra điốt: 2V

    • Nhiệt độ: -50~600ºC (with K-type Temperature probe)

    • C: 10.00/100.0nF/1.000/10.00/100.0/1000µF

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001A

    Kyoritsu 2001A sở hữu kiểu dáng hiện đại, thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 CAT III 300V, CAT II 600V cùng với đó là khả năng đo và kiểm tra điện/thiết bị điện linh hoạt, nhiều chức năng như: đo dòng điện AC/DC, đo điện áp, điện trở, tần số, điện dung,... đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng tại các cơ sở khai thác than khoáng sản, nhà máy, xí nghiệp,  viễn thông,...

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001A
    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001A

    Thông số kỹ thuật cơ bản

    • DC V: 340.0mV / 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 4dgt

    • AC V: 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 5dgt [50 - 400Hz]

    • DC A: 100.0A ± 2% rdg ± 5dgt

    • AC A: 100.0A ± 2% rdg ± 5dgt (50 / 60Hz)

    • Điện trở (Ω): 340.0Ω / 3.400 / 34.00 / 340.0kΩ / 3.400 / 34.00MΩ; ± 1% rdg ± 3dgt (0 - 340kΩ); ± 5% rdg ± 5dgt (3.4MΩ) ; ± 15% rdg ± 5dgt (34MΩ)

    Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

    Kyoritsu 1109S là đồng đồng hồ đo cuộn cảm chỉ thị kim đang được bán chạy nhất hiện nay của hãng Kyoritsu - thương hiệu sản xuất dụng cụ đo điện hàng đầu Nhật Bản. 

    Đây là đồng hồ vom Kyoritsu có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng với các chức năng làm việc chính là: đo điện áp, đo dòng điện, đo điện trở đem đến khả năng làm việc đa chức năng, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu đo cuộn cảm mà còn có thể thực hiện nhiều công việc kiểm tra điện khác, giúp nâng cao hiệu suất làm việc tối ưu cho người sử dụng.

    Thông số kỹ thuật cơ bản:

    • DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V

    • AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)

    • DC A: 50µA/2.5/25/250mA

    • Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ

    Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Kyoritsuvietnam.net, các bạn đã hiểu rõ thêm về cuộn cảm là gì, cuộn cảm có tác dụng gì, cấu tạo và cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật để phục vụ cho công việc của mình.

    4666 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn