Cách kiểm tra đèn led sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng chi tiết
Đèn led là một thiết bị chiếu sáng quen thuộc, giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn sáng cho sinh hoạt và sản xuất. Do đó, nếu đèn led ở nhà bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong gia đình. Để khắc phục, hãy cùng tham khảo cách kiểm tra đèn led sống hay chết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đèn led
LED (viết tắt của cụm từ Light Emitting Diode) có nghĩa là điốt phát quang, điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Chip LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N. Và đèn Led là dòng thiết bị chiếu sáng áp dụng công nghệ Led để phát sáng.
Đèn Led được đánh giá là thế hệ công nghệ chiếu sáng mới. Nó có hiệu quả phát sáng cao hơn gấp 4 bóng đèn CFL và gấp 15 lần so với bóng đèn dây tóc (bóng đèn sợi đốt). Ngoài ra, bóng đèn Led cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn so với bóng đèn huỳnh quang và không chứa thủy ngân độc hại. Hầu hết các model đèn Led được phân phối trên thị trường hiện nay đều phải đáp ứng được tiêu chuẩn Rohs - bộ quy tắc tiêu chuẩn về bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử.
Cách kiểm tra đèn led sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Có khá nhiều cách kiểm tra đèn led sống hay chết, tuy nhiên, phương pháp đơn giản, an toàn và chính xác nhất thường được sử dụng là kiểm tra đèn led bằng đồng hồ điện tử. Bạn có thể tham khảo phương pháp cách kiểm tra đèn led sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng chi tiết trong hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Để kiểm tra đèn led, thì đồng hồ vạn năng bạn sử dụng phải đo được diode. Chính vì vậy, chuẩn bị trước một đồng hồ vạn năng số có sẵn thang đo này
Bước 2: Cắm 2 chân dây đo vào đồng hồ vạn năng. Dây đo màu đen thể hiện điện tích âm (-) cắm vào cổng COM của đồng hồ. Dây đo màu đỏ thể hiện điện tích dương (+) cắm vào cổng “VΩ”.
Bước 3: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo Diode. Bạn hãy xoay núm vặn trên thân đồng hồ vạn năng theo chiều kim đồng hồ để nó di chuyển ra khỏi vị trí “Off” và dừng ở vị trí thiết lập “diode”. Lưu ý, hầu hết phần cài đặt diode trên đồng hồ vạn năng thường sẽ không có nhãn rõ ràng mà được biểu thị bằng ký hiệu đoạn mạch diode.
Bước 4: Hai dây đo sau khi kết nối với đồng hồ vạn năng, bạn hãy kết nối 2 đầu còn lại với 2 cực của đèn led. Dây màu đỏ chạm vào cực dương của đèn, dây màu đen chạm vào cực âm của đèn (thường có chân ngắn hơn cực dương). Khi kết nối 2 đầu dây dẫn với 2 cực của bóng đèn, hãy đảm bảo kết nối đúng cực và không để chúng chạm vào nhau trong suốt quá trình kiểm tra. Sau khi đã kết nối xong đèn led sẽ sáng lên.
Bước 5: Đọc kết quả. Nếu mức điện áp hiển thị trên màn hình của đồng hồ vạn năng dao động trong khoảng 1600 mV thì nghĩa là đèn không bị hư hại gì. Còn nếu màn hình không hiển thị kết quả thì có thể các đầu nối chưa chắc chắn hoặc đấu sai, hãy kiểm tra lại các đầu nối 1 lần nữa. Nếu kiểm tra lại mà màn hình vẫn không hiển thị giá trị gì thì đèn led đã bị hỏng.
Bước 6: Sau khi đọc kết quả được trả về, bạn hãy kiểm tra ánh sáng phát ra từ đèn. Nếu ánh sáng yếu và mờ có nghĩa đèn led này chất lượng kém. Còn ánh sáng rực rỡ thì đây là đèn led chất lượng cao.
Cách kiểm tra đèn led bằng pin đồng xu
Bước 1: Để thực hiện cách kiểm tra led sống hay chết bạn hãy chuẩn bị một vài viên pin di động hình tròn CR2025 hoặc CR2032. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn vì dòng điện cung cấp không đủ làm hỏng, cháy đèn.
Bước 2: Nhờ 1 người giữ pin đồng xu hoặc sử dụng giá đỡ (loại có 2 dây dẫn màu đỏ và màu đen để kiểm tra được đèn led) có khả năng giữ được đồng xu.
Bước 3: Kết nối dây màu đỏ với cực dương, dây màu đen kết nối với cực âm. Tiếp đó, chạm 2 đầu dây còn lại vào 2 cực của đèn Led để kiểm tra. Đầu dây màu đen chạm vào cực âm, đầu dây màu đỏ chạm vào cực dương. Tương tự với cách đo Led bằng đồng hồ vạn năng, trong suốt quá trình kiểm tra, không được để 2 cực của đèn và 2 đầu nối dây chạm vào nhau.
Nếu giá đỡ pin bạn sử dụng là loại có đầu nối chì thì hãy kiểm tra đèn Led bằng cách chèn cực âm và cực dương vào các lỗ nhỏ được xếp thẳng hàng tương ứng với chì màu đen và màu đỏ.
Bước 4: Sau một thời gian, nếu các kết nối được đảm bảo chắc chắn, đúng vị trí và đèn còn hoạt động thì bạn sẽ thấy đèn sáng lên. Ngược lại, nếu thấy đèn không sáng thì khả năng cao là đèn Led đã hỏng hoặc bị cháy.
Xem thêm:
- Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết
- Tăng phô là gì? Cách kiểm tra tăng phô điện tử bằng đồng hồ VOM
Gợi ý đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo và kiểm tra đèn led tốt nhất
Đối với các dòng đồng hồ vạn năng cơ bản thì chúng sẽ chỉ đo được 3 chức năng chính là điện áp (volts), cường độ dòng điện (ampe) và điện trở (ohms). Do vậy, để đo led bằng đồng hồ số thì bạn cần một chiếc đồng hồ vạn năng đo được diode.
Ngoài ra, đồng hồ đo điện mà bạn sử dụng cũng nên chọn loại có chất lượng tốt, tính an toàn cao. Tốt nhất là nên mua đồng hồ vạn năng của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường như đồng hồ Kyoritsu, Sanwa, Hioki, Fluke,...
Nếu bạn vẫn đang đắn đo chưa quyết định được cho mình một sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì có thể tham khảo một vài dòng sản phẩm tiêu biểu của các thương hiệu trên đang được ưa chuộng hiện nay như: Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1018H, Kyoritsu 1051, Hioki DT4281, Fluke 15B+,...
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra đèn led sống hay chết cũng như cách đo led bằng đồng hồ vạn năng và một vài gợi ý về đồng hồ vạn năng có khả năng đo đèn Led mà các bạn có thể tham khảo để hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn