0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Kyoritsuvietnam.net 09/05/2022 4520 lượt xem

    Encoder là cảm biến được dùng nhiều trong các thiết bị điện tử. Vậy encoder là gì, cấu tạo encoder như thế nào? Cách kiểm tra encoder sống hay chết như nào? Hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp nhé!

    Encoder là gì?

    Trước khi biết cách kiểm tra encoder sống hay chết, chúng ta cùng tìm hiểu về bộ cảm biến encoder là gì?

    Encoder là bộ mã hoá hay còn gọi là cảm biến chuyển động cơ học. Bộ cảm biến này tạo ra tín hiệu kỹ thuật số đáp ứng với chuyển động. Đây là thiết bị cơ điện có thể biến chuyển động thành tín hiệu số hoặc xung. 

    Hình ảnh encoder
    Hình ảnh encoder

    Cảm biến encoder là bộ phận quan trọng của cấu tạo máy CNC. Chúng có tác dụng đo và hiển thị các thông số về tốc độ của máy. Hiện nay, có hai loại bộ mã hoá encoder.

    • Encoder tuyến tính: chuyển động dọc theo một đường dẫn.

    • Encoder quay: đáp ứng cho chuyển động quay. 

    Cấu tạo của encoder

    Cấu tạo encoder khá đơn giản và dễ hiểu. Thiết bị bao gồm những bộ phận sau:

    • 01 đĩa quay có khoét lỗ gắn vào trục động cơ.

    • 01 đèn Led có tác dụng làm nguồn phát sáng.

    • 01 mắt thu quang điện được xếp thẳng hàng.

    • 01 bảng mạch điện có tác dụng khuếch đại tín hiệu. 

    Nguyên lý làm việc của encoder

    Biết về nguyên lý encoder sẽ giúp bạn dễ thực hiện cách kiểm tra encoder sống hay chết hơn. Nguyên lý làm việc của encoder cơ bản như sau: Khi encoder chuyển động, bộ chuyển đổi sẽ biến sự chuyển động này thành tín hiệu điện. Sau đó tín hiệu sẽ được truyền đến các thiết bị điều khiển PLC. Bộ phận này sẽ xử lý thông tin và biểu thị các giá trị cần đo bằng chương trình riêng. 

    nguyên lý làm việc của encoder
    Nguyên lý làm việc của encoder

    Đặc biệt, kể cả với tín hiệu có ánh sáng chiếu qua hoặc không có, thiết bị vẫn có thể biết được đèn Led có chiếu qua lỗ này hay không. Số xung đếm được và tăng lên được tính bằng số lần mà ánh sáng bị cắt. 

    Ví dụ như: Nếu trên đĩa có 1 lỗ, mỗi lần con mắt thu được 1 tín hiệu đèn Led tức là đĩa đã quay được 1 vòng. 

    Phân loại encoder

    Người ta phân loại encoder thành hai kiểu chính: encoder tuyệt đối (absolute encoder) và encoder tương đối (incremental encoder). 

    Encoder tuyệt đối

    Encoder tuyệt đối dùng đĩa theo mã nhị phân hoặc mã gray. Cấu tạo của thiết bị gồm các bộ phận như: bộ phát ánh sáng (led), đĩa mã hoá chứa dải băng mang tín hiệu, bộ thu ánh sáng nhạy với ánh sáng phát ra (photosensor).

    Đĩa mã hoá được làm từ vật liệu trong suốt, chia thành các mặt đĩa các góc đều nhau và các đường tròn đồng tâm. Trong đó, các đường tròn đồng tâm và bán kính giới hạn các góc hình thành các phân tố diện tích. 

    Dải băng là tập hợp các phân tố diện tích cùng giới hạn bởi 2 vòng tròn đồng tâm. Số dải băng phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm. Với mỗi dải băng ta sẽ có một đèn Led và một bộ thu. 

    Phân loại encoder
    Phân loại encoder

    Encoder tương đối

    Encoder tương đối có tín hiệu tăng dần hoặc theo chu kỳ. Cấu tạo encoder tương đối khá giống với encoder tuyệt đối. Chúng chỉ khác nhau ở đĩa mã hoá. 

    Đĩa mã hoá của encoder tương đối có 1 dải băng tạo xung. Dải băng này chia thành nhiều lỗ bằng nhau và cách đều nhau. Có thể dùng chất liệu trong suốt để ánh sáng có thể chiếu qua. 

    Khi đĩa mã hoá quay, ánh sáng chiếu được 1 lỗ thì bộ thu của thiết bị sẽ nhận tín hiệu từ đèn Led. Lúc này, encoder sẽ ghi giá trị lên 1 biến đếm.

    Xem thêm: Tìm hiểu về diac. Cách đo và kiểm tra diac bằng đồng hồ vạn năng

    Ứng dụng của encoder

    Cảm biến encoder được sử dụng trong nhiều ứng dụng. Cụ thể như: 

    Ứng dụng về biểu thị tốc độ

    Encoder thường được kết nối với biến tần để phản hồi tốc độ của dòng chảy chất lỏng. Ví dụ như: một máy bơm được nối với biến tần để bơm chất lỏng vào bồn chứa. Encoder sẽ biểu thị tốc độ của chất lỏng chảy vào bồn. 

    Ứng dụng encoder về đo lường

    Bộ mã hoá encoder thường được lắp vào các băng tải trong hệ thống sản xuất tự động hoá. Mỗi khi có nguyên liệu đi qua, encoder sẽ tính độ dài của nguyên liệu. Thông tin này sẽ được đưa đến máy cắt để chỉnh dao cắt theo độ dài yêu cầu. 

    Ứng dụng encoder về đo lường
    Ứng dụng encoder về đo lường

    Ứng dụng của encoder về đếm số lượng

    Encoder được lắp trong các băng chuyền sản phẩm. Cảm biến này sẽ giúp người dùng xác nhận mỗi sản phẩm vào và trạm trên băng chuyền. Giúp đếm và giám sát số lượng sản phẩm trong băng chuyền. 

    Ứng dụng trong ngành cơ khí

    Encoder là một bộ phận quan trọng của máy CNC. Bộ cảm biến này giúp máy đo và xác định được vị trí của các trục máy, cũng như vị trí mà dao cắt. Việc dùng máy CNC để gia công sẽ cho hiệu quả cao hơn. 

    Ứng dụng của encoder trong công nghiệp

    Đây là lĩnh vực sử dụng rất nhiều cảm biến encoder. Từ việc sản xuất ô tô, điện tử tiêu dùng đến sản xuất thương mại các đồ vật, thực phẩm,... Đặc biệt, encoder là bộ phận quan trọng trong máy CNC. Bộ cảm biến này giúp máy đo và xác định được vị trí trục máy và dao cắt. 

    ứng dụng của encoder trong công nghiệp
    Ứng dụng của encoder trong công nghiệp

    Ứng dụng trong lĩnh vực khác

    Encoder được dùng các lĩnh vực khác như: y tế, quân đội, nghiên cứu khoa học,... Bộ mã hoá encoder dùng trong máy quét y tế, dùng cho anten định vị trong quân đội, hoặc làm định vị kính viễn vọng quan sát,... 

    Có thể bạn quan tâm: Opto là gì? Cách đo và kiểm tra opto quang sống hay chết

    Cách kiểm tra encoder sống hay chết

    Có nhiều phương pháp để kiểm tra encoder còn sống hay đã chết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra encoder bằng đồng hồ vạn năng. Đây là biện pháp nhanh gọn, dễ thực hiện và cho kết quả đo chính xác. 

    Kiểm tra encoder bằng đồng hồ vạn năng
    Kiểm tra encoder bằng đồng hồ vạn năng

    Cách kiểm tra encoder sống hay chết như sau:

    Bước 1: Chuyển đồng hồ VOM về chế độ đo điện áp một chiều. 

    Bước 2: Chọn thang đo điện áp DC. Sau đó cấp nguồn cho encoder với mức điện áp 5V.

    Bước 3: Dùng đầu đo của đồng hồ để đo các pha A, pha B, pha C và xem kết quả. 

    Nếu mức điện áp trên các pha rơi vào khoảng 2.5V đến 3.5V, nghĩa là encoder hoạt động bình thường. Nếu kết quả đo quá thấp hoặc quá cao, tức là bộ cảm biến encoder đã bị hỏng, cần sửa chữa hoặc thay mới. 

    Cách kiểm tra encoder sống hay chết cần dùng đồng hồ vạn năng chất lượng, có độ chính xác cao. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm chất lượng như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009Kyoritsu 1109S, Hioki DT4256.... để thực hiện phép đo này. Đây đều là thiết bị đo điện đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay như đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu,... và được nhiều người lựa chọn.

    Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về encoder đồng thời hướng dẫn bạn cách kiểm tra encoder sống hay chết. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về thiết bị này, từ đó biết cách sử dụng thích hợp, nâng cao năng suất công việc.

    Nếu bạn muốn sở hữu các thiết bị đo điện chính hãng vui lòng liên hệ đến Hotline Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn về sản phẩm hoặc truy cập vào website kyoritsuvietnam.net để tham khảo và đặt hàng trực tuyến nhé!

    4520 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn