0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách mắc biến trở. Cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng

Kyoritsuvietnam.net 20/03/2024 6649 lượt xem

    Biến trở là linh kiện được dùng rất nhiều trong các thiết bị điện. Vậy cách mắc biến trở 3 chân vào mạch điện như thế nào? Cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng ra sao? Bạn có thể tham khảo cách mắc biến trở và cách đo biến trở đơn giản và chi tiết ngay sau bài viết dưới đây.

    Tìm hiểu chung về biến trở

    Trước khi biết cách mắc biến trở 3 chân, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về biến trở nhé. Biến trở còn có tên gọi là chiết áp. Đây là một linh kiện điện tử có khả năng thay đổi điện trở theo ý muốn. Thiết bị này thường được dùng để điều chỉnh các mạch điện. Biến trở gồm có 3 chân. Hai chân kim loại đấu nối với mạch điện. Chân thứ 3 có nhiệm vụ như một chiếc cần gạt, giúp thay đổi điện trở trong một phạm vi được cho phép. 

    Biến trở
    Biến trở

    Các loại biến trở phổ biến gồm: Biến trở tay quay, biến trở con chạy, biến trở than và biến trở dây cuốn. Các loại biến trở được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điện. Chúng có tác dụng như một bộ chia áp. 

    Người ta thường dùng biến trở để điều khiển âm lượng radio, điều chỉnh độ sáng của bóng đèn, điều chỉnh ánh sáng của màn hình ti vi, máy tính,... Ngoài ra, biến trở còn có mặt trong các máy móc, thiết bị công nghiệp,... 

    Xem thêm: Biến trở là gì? Ký hiệu, công dụng, phân loại và cấu tạo của biến trở

    Cách mắc biến trở vào mạch điện

    Trong bài, chúng ta sẽ thực hiện cách mắc biến trở 3 chân để điều khiển âm lượng. Bởi đây là ứng dụng phổ biến nhất. Từ việc nối dây cho ứng dụng này, bạn có thể nối tương tự cho các ứng dụng khác. Các thao tác thực hiện cách mắc biến trở vào mạch điện như sau:

    Bước 1: Xác định 3 chân của biến trở

    Bạn đặt biến trở sao cho núm vặn hướng lên trần nhà, còn 3 chân của biến trở thì hướng về phía bạn. Lúc này, bạn có thể quan sát các chân theo thứ tự từ trái qua phải là 1,2,3. Thứ tự các chân cần được ghi nhớ rõ ràng, tránh bị nhầm lẫn khi biến trở thay đổi vị trí.

    Xác định 3 chân của biến trở
    Xác định 3 chân của biến trở

    Bước 2: Nối đất chân số 1 của biến trở

    Dùng biến trở để điều khiển âm lượng, chân số 1 của biến trở sẽ được nối đất. 

    • Bạn hàn một đầu dây điện với chân số 1. Hàn đầu còn lại vào mass của mạch điện tử.

    • Mắc chân biến trở với một vị trí thuận tiện trên khung máy. Bạn dùng kéo cắt dây điện theo chiều dài phù hợp. 

    • Tiếp tục dùng mỏ hàn để hàn một đầu của dây điện với chân số 1. Hàn đầu còn lại với khung mass của mạch điện tử. 

    Nối đất chân đầu tiên của biến trở
    Nối đất chân đầu tiên của biến trở

    Thao tác này sẽ giúp biến trở nối đất, cho giá trị về 0 khi núm vặn ở vị trí tối thiểu. 

    Bước 3: Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch

    Sau khi nối chân số 1, ta tiếp tục nối chân số 2 của biến trở. Chân số 2 là đầu vào của biến trở, nên bạn mắc nó với đầu ra của mạch điện. Dùng mỏ hàn cố định lại vị trí nối. 

    Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch
    Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch

    Bước 4: Nối chân số 3 với đầu vào của mạch

    Chân số 3 là đầu ra của biến trở. Bạn nối chân này với đầu vào của mạch. Cách mắc nối tương tự như chân số 2. 

    Nối chân số 3 với đầu vào của mạch
    Nối chân số 3 với đầu vào của mạch

    Bước 5: Kiểm tra biến trở

    Sau khi nối cả 3 chân của biến trở, bạn cần kiêm tra lại biến trở. Bạn có thể sử dụng các thiết bị đo điện như vôn kế, đồng hồ vạn năng để kiểm tra. Ở đây, chúng ta sử dụng vôn kế. 

    • Dùng que đo của vôn kế chạm với đầu vào và đầu ra của biến trở. 

    • Xoay núm chỉnh.

    Kiểm tra biến trở
    Kiểm tra biến trở

    Khi xoay núm chỉnh, nếu giá trị đo trên vôn kế thay đổi nghĩa là bạn đã mắc biến trở với mạch điện thành công. Nếu vôn kế không có kết quả, bạn xem lại các bước thực hiện cách mắc biến trở 3 chân với mạch điện. Kiểm tra lại các mối nối xem có bị hở hay không.

    Lưu ý: Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện, cần phải điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất. Làm như vậy thì cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất. Tránh gây ra sự cố làm hư hỏng thiết bị trong mạch.

    Có thể bạn quan tâm: Giá trị điện trở cách điện tiêu chuẩn bao nhiêu là đạt, an toàn?

    Cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng

    Bên cạnh hướng dẫn cách mắc biến trở, bài viết còn chỉ cho bạn cách đo và kiểm tra biến trở. Trong quá trình sử dụng, không ít lần bạn bắt gặp tình huống biến trở không hoạt động, hoặc bị sai. Để biết biến trở có đúng hay không, có hoạt động ổn định hay không, người ta thường dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra. 

    Có nhiều cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách kiểm tra biến áp bằng đồng hồ đơn giản, hiệu quả nhất. 

    Phương pháp đo thứ nhất

    Bạn cần chuẩn bị: 01 đồng hồ vạn năng, 01 biến trở biết hạn mức điện trở. Cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng cũng đơn giản như cách mắc biến trở. Các bước làm như sau:

    • Chọn chế độ điện trở của đồng hồ cao hơn mức điện trở của biến trở. (VD: biến trở có định mức là 1.000 ohm, chọn đồng hồ ở mức 10.000 ohm)

    • Nối đầu dò của đồng hồ VOM với 2 chân biến trở như hình minh hoạ. 

    Phương pháp đo biến trở số 1
    Phương pháp đo biến trở số 1
    • Xoay núm chiết áp. Nếu biến trở làm thay đổi giá trị điện trở cao thành thấp, hoặc thấp thành cao trong đồng hồ VOM. Chứng tỏ biến trở hoạt động bình thường. Nếu không làm thay đổi giá trị điện trở, nghĩa là biến trở đã bị hỏng.

    Phương pháp đo thứ hai

    Dụng cụ cần chuẩn bị: 01 đồng hồ vạn năng, 01 biến trở, 01 pin 9V hoặc một nguồn điện DC. 

    • Chọn chế độ đo điện áp DC trên đồng hồ vạn năng.

    • Nối các đầu dò của đồng hồ vào hai chân biến trở như hình minh hoạ. 

    • Xoay núm biến trở. Nếu biến trở hoạt động bình thường, nó sẽ làm thay đổi điện áp DC của pin từ cao thành thấp, hoặc từ thấp thành cao. Còn nếu đồng hồ đo không có kết quả, biến trở đã gặp vấn đề, cần thay mới. 

    Phương pháp đo biến trở số 2
    Phương pháp đo biến trở số 2

    Phương pháp đo thứ ba

    Thiết bị cần có: 01 đồng hồ vạn năng, 01 biến trở, 01 biến áp hạ áp, 01 bóng đèn 12V. 

    • Kết nối các dụng cụ như hình minh hoạ.

    • Xoay núm chiết áp. Nếu nguồn sáng của đèn từ cao thành thấp hoặc từ thấp thành cao, biến trở hoạt động tốt. Nếu không làm thay đổi nguồn sáng của đèn, biến trở đã bị hư. 

    Phương pháp đo biến trở số 1
    Phương pháp đo biến trở số 3

    Để kết quả kiểm tra và đo biến trở được tốt nhất, bạn nên dùng các dòng đồng hồ vạn năng chất lượng, cho kết quả đo chuẩn xác, uy tín. Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ nổi bật như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009Kyoritsu 1018HKyoritsu 1021R,..để đáp ứng nhu cầu công việc. Đây đều là những thiết bị đo điện Kyoritsu được nhiều người ưa chuộng và tin dùng.

    Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách mắc biến trở 3 chân vào mạch điện, cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng đơn giản và chi tiết. Hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị đo và kiểm tra điện chính hãng, vui lòng liên hệ đến số Hotline Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí nhé!

    6649 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn