0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Điện áp pha là gì? Điện áp dây là gì? Đặc điểm u dây và u pha

Kyoritsuvietnam.net 1 năm trước 2871 lượt xem

    Đối với mỗi hệ thống điện 3 pha thường hay có các dây pha và dây trung tính. Trong đó, bạn cần biết đến điện áp dây là gì cũng như điện áp pha là gì để đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện áp cho hoạt động công nghiệp.

    Điện áp dây là gì?

    Điện áp dây là gì? u dây là gì? Câu trả lời như sau:

    Điện áp dây là điện áp biểu thị cho sự chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp ở giữa hai dây. Điện áp dây cũng có thể hiểu là U dây. Ngoài ra, điện áp dây còn là mức điện áp của chính dây dẫn đó.

    Điện áp dây của mạch điện ba pha là là mức điện áp giữa các dây pha A với dây pha B hoặc dây pha A với dây pha C, giữa dây pha B với dây pha C.

    Tìm hiểu điện áp dây là gì
    Tìm hiểu điện áp dây là gì

    Công thức tính dòng điện sin = căn bậc 3 nhân với 220V = 380V.

    Khi đó, bạn có thể tính điện áp giữa 2 pha sẽ là căn bậc 3 nhân 220V = 380V.

    Ví dụ: Bạn có 2 điểm A và B để đo điện thế chênh lệch sẽ là V(AB) = V(A) – V(B) 

    Tuy nhiên, khi tính điện áp tại một điểm sẽ được tính theo công thức hiệu điện thế thông thường: U=I.R.

    Như vậy, điện áp giữa các dây pha sẽ có kết quả: 

    • Đo pha A và pha B sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
    • Đo pha B và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
    • Đo pha A và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC

    Xem thêm: Khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo và công thức tính hiệu điện thế chi tiết

    Điện áp pha là gì?

    Ngoài việc tìm hiểu điện áp dây là gì? Bạn cũng cần hiểu về điện áp pha là gì? Đây là đại lượng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống điện công nghiệp.

    Điện áp pha là điện áp của dây đo. Hay nói các khác, điện áp pha là điện áp giữa dây pha và dây trung tínhĐiện áp pha cũng chính là U pha.

    Bạn có thể hiểu điện áp giữa dây pha A và dây trung tính N hoặc giữa dây pha B với dây trung tính N hoặc giữa điện áp pha C với dây trung tính. 

    Tìm hiểu điện áp pha là gì?
    Tìm hiểu điện áp pha là gì?

    Ví dụ: Khi bảng điện A có mức điện thế là 220V, bảng điện B có mức điện thế là 180V. Khi đó, bạn có thể đo điện thế từ A xuống B và có mức điện áp là 40V.

    Tương tự như vậy, bạn có thể tham khảo kết quả khi đo điện áp pha A, B, C với dây trung tính. 

    • Khi đo pha A và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    • Khi đo pha B và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    • Khi đo pha C và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    Xem thêm: Điện 3 pha là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa điện 1 pha và 3 pha

    Phân biệt điện áp dây và điện áp pha

    Khi tiến hành phân biệt giữa U dây và U pha, bạn chỉ cần hiểu đơn giản: U dây là điện áp của chính dây đó, U pha là mức điện áp giữa hai dây pha.

    Về điểm giống nhau, điện áp pha và điện áp dây là những đại lượng dùng phổ biến trong hệ thống điện 3 pha để dùng trong công nghiệp. Điện áp pha và điện áp dây sẽ đảm bảo lắp đặt và điều chỉnh mức điện áp phù hợp với dây dẫn và thiết bị điện đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả. 

    Điện áp dây và điện áp pha dùng chủ yếu cho hệ thống điện 3 pha
    Điện áp dây và điện áp pha dùng chủ yếu cho hệ thống điện 3 pha

    Ngược lại, những hệ thống điện dân dụng chỉ sử dụng điện 1 pha với mức điện áp của dây pha từ 170V - 220V. Trong khi đó, điện áp của dây trung tính là 0.

    Công thức tính u dây và u pha

    Để biết được mức điện áp của u dây và u pha, bạn có thể tham khảo công thức tính giữa hai điểm A và B của mạch (sẽ được ký hiệu UAB).

    UAB = VA – VB = -UBA

    Trong đó: VA và VB là điện thế của A, B so với gốc (là điểm nối đất hay nối mát).

    Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha

    Tiếp theo, bạn cũng cần tham khảo cách tính dòng điện xoay chiều 3 pha theo công thức dưới đây:

    Công thức: I = P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất)

    Trong đó:

    • I : dòng điện
    • P : công suất
    • U : điện áp (380)

    Trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra mức điện áp của hệ thống để đảm bảo sự ổn định cũng như nhanh chóng phát hiện các sự cố quá tải hoặc tụt điện áp. Bạn có thể sử dụng những thiết bị đo điện như đồng hồ ampe hay đồng hồ vạn năng điện tử… 

    Đây đều là những thiết bị có khả năng đo nhanh và chính xác được dùng nhiều tại các nhà máy. Một số sản phẩm đang được ưa chuộng nhiều hiện nay: Ampe kìm đo dòng Kyoritsu 2200, ampe kìm Kyoritsu 2117RKyoritsu 1109S...

    Đo điện áp dây và pha bằng đồng hồ vạn năng dễ dàng
    Đo điện áp dây và pha bằng đồng hồ vạn năng dễ dàng

    Lợi ích của mạch điện 3 pha 4 dây

    Đối với những hệ thống điện đang dùng mạch điện 3 pha, 4 dây sẽ có 3 dây nóng, 1 dây lạnh. Hệ thống điện thường được nối theo hình sao hoặc nối hình tam giác. 

    Điện pha pha có mặt chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hệ thống điện 3 pha có khả năng truyền tải điện áp lớn cho các máy móc, dây chuyền sản xuất để đảm bảo tránh hao tổn trong quá trình truyền tải điện.

    Hệ thống điện 3 pha dùng phổ biến cho công nghiệp
    Hệ thống điện 3 pha dùng phổ biến cho công nghiệp

    Hệ thống điện 3 pha được lắp song song và dùng chung với dây trung tính. Như vậy, hệ thống sẽ thường có 4 dây, 3 dây và 1 dây lạnh. Tương ứng với đó là thiết bị sẽ phải sử dụng điện 3 pha. 

    Có thể bạn chưa biết, mỗi quốc gia sẽ có quy định về mức điện áp 3 pha khác nhau do ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ hiện đại… Bạn có thể tham khảo mức điện áp 3 pha của Mỹ, Nhật và Việt Nam dưới đây:

    • Việt Nam đang sử dụng: 380/3F
    • Mỹ đang sử dụng là: 220V/3F
    • Nhật Bản đang sử dụng: 200V/3F

    Những thông tin về điện áp dây và điện áp pha là gì sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống điện 3 pha. Nhờ vậy, bạn có thể lên thiết kế lắp đặt và sử dụng hệ thống điện công nghiệp phù hợp.

    2871 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn