0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Dòng điện là gì? Phân loại và tác dụng của dòng điện

Kyoritsuvietnam.net 8 tháng trước 267 lượt xem

    Dòng điện là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực điện lực. Vậy dòng điện là gì? Có các loại dòng điện nào? Tác dụng của dòng điện là gì? Hãy cùng Kyoritsuvietnam.net tìm hiểu ngay nhé!

    Dòng điện là gì?

    Dòng điện là gì? Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Thường là các electron ở trong môi trường nào đó như kim loại, chất điện phân, chất khí hay chất bán dẫn. Đó là số lượng electron đi qua một điểm nhất định trong một giây. 

    Dòng điện
    Dòng điện

    Công được thực hiện trong việc di chuyển dòng điện tử được gọi là năng lượng điện. Năng lượng điện có thể được biến đổi thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, ánh sáng,…

    Cường độ của dòng điện được đo bằng coulomb trên giây. Đơn vị phổ biến của nó là ampe hoặc amp được ký hiệu bằng chữ ‘A’. Giá trị tính bằng ampe càng lớn thì dòng điện chạy trong mạch càng nhiều.

    Các công thức cơ bản của dòng điện

    Cường độ dòng điện

    Cường độ dòng điện là điện tích đi qua một tiết diện của vật dẫn trong một giây. Công thức tính cường độ dòng điện như sau: 

    I = Q / t

    Trong đó:

    • “I” : cường độ dòng điện (A).

    • “Q”: điện tích (C).

    • “t ” : thời gian (s)

    Xem thêm: Cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu, đơn vị đo và công thức tính

    Dòng điện và điện áp, điện trở

    Mối quan hệ giữa dòng điện, điện áp và điện trở ( Định luật Ohm ). Theo định luật ohm:

    V = I*R 

    => I = V/R (A)

    Trong đó: V là điện áp, R là điện trở)

    Dòng điện và công suất, điện áp

    Công suất được truyền là sản phẩm của điện áp cung cấp và dòng điện: P = V*I

    Do đó, chúng ta nhận được dòng điện bằng công suất chia cho điện áp: I = P/V

    Dòng điện và công suất, điện áp

    Mối quan hệ giữa dòng điện, công suất và điện trở. Theo như trên: P = V*I

    Bây giờ đặt V = I * R vào phương trình trên, chúng ta nhận được: P = I2 * R

    Do đó, dòng điện là căn bậc hai của tỷ số công suất và điện trở: I2 = (P/R)

    Các loại dòng điện

    Có hai loại dòng điện được gọi là dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC) . Dòng điện một chiều chỉ có thể chạy theo một chiều, ngược lại dòng điện xoay chiều chạy theo hai chiều.

    Dòng điện xoay chiều AC
    Hình minh họa dòng điện xoay chiều AC

    Dòng điện xoay chiều (AC)

    Dòng điện xoay chiều là gì? Dòng điện xoay chiều còn được gọi là dòng điện AC. Đây 

    là dòng điện tích theo chiều ngược lại tuần hoàn. Dòng điện xoay chiều bắt đầu từ không, tăng đến cực đại, giảm đến không, sau đó đổi chiều và đạt cực đại theo chiều ngược lại. Sau đó, nó lại trở về giá trị ban đầu và lặp lại chu kỳ này vô hạn. Dạng sóng của nó có thể là hình sin, được lặp lại.

    Dòng điện AC được dùng phổ biến nhất. Chúng được ứng dụng trong các thiết bị gia dụng, văn phòng và các tòa nhà,...

    Dòng điện một chiều (DC)

    Dòng điện một chiều còn được gọi là dòng điện DC. Nó chỉ chạy theo một hướng, có sự kết hợp của dấu cộng và dấu trừ, một đường chấm hoặc một đoạn thẳng.

    Sơ đồ dòng điện 1 chiều
    Sơ đồ dòng điện 1 chiều

    Dòng điện này được tạo ra bởi pin. Ví dụ như pin mặt trời, pin nhiên liệu, cặp nhiệt điện, máy phát điện kiểu cổ góp, v.v… Dòng điện xoay chiều có thể được chuyển đổi thành dòng điện một chiều bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu.

    Dòng điện DC thường dùng trong mạch điện tử và các ứng dụng điện áp thấp. Dòng điện DC cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện và cũng để sạc pin. Ví dụ: pin điện thoại di động, đèn pin, tivi, xe điện,...

    Xem thêm: Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức, ký hiệu và ứng dụng

    Tác dụng của dòng điện

    Bạn đã biết dòng điện là gì và phân loại chúng. Vậy tác dụng của dòng điện là gì? Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ. Ngoài ra, dòng điện còn có rất nhiều công dụng khác. 

    Các tác dụng của dòng điện
    Các tác dụng của dòng điện
    • Tác dụng từ: Dòng điện tạo ra từ tính làm quay kim nam châm, hút các vật bằng sắt. Tác dụng này của dòng điện được ứng dụng trong việc chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị điện,... 

    • Tác dụng phát quang: Dòng điện cung cấp năng lượng làm sáng bóng đèn… Đây là một trong những tác dụng được phát hiện và ứng dụng sớm nhất của dòng điện.

    • Tác dụng nhiệt: Những vật dẫn điện đều có xu hướng nóng lên sau một thời gian sử dụng. Do đó, người ta ứng dụng điều này để tạo ra các thiết bị như bàn ủi quần áo, bình đun siêu tốc, bếp điện, nồi cơm điện, máy sấy…

    • Tác dụng sinh lí: Tác dụng sinh lí của dòng điện được ứng dụng trong ngành y học. Bằng việc tiếp xúc đúng cách, việc đưa dòng điện qua cơ thể người và động vật giúp chữa trị các căn bệnh nguy hiểm.

    • Tác dụng hóa học: Tác dụng hóa học của dòng điện là phương pháp phân ly các ion âm và dương trong dung dịch. Dòng điện được ứng dụng trong điện phân, tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng…

    Lưu ý: Cẩn thận khi sử dụng điện, tránh để xảy ra các tình huống giật điện, cháy nổ,... 

    Cách đo dòng điện

    Để đo dòng điện, người ta thường dùng các thiết bị đo điện chuyên dụng. Các thiết bị đo hiện đại giúp bạn kiểm tra được dòng điện mà không làm đứt mạch. Ví dụ như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, điện kế,.... 

    Đồng hồ vạn năng giúp đo dòng điện
    Đồng hồ vạn năng giúp đo dòng điện

    Bạn có thể tham khảo một số máy đo điện phổ biến hiện nay như: ampe kìm Kyoritsu 2002PAKyoritsu 2200Kyoritsu 1109S,...

    Bài viết đã giải đáp vấn đề dòng điện là gì, các loại dòng điện và các tác dụng của dòng điện. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị đo điện chính hãng, giá rẻ, vui lòng liên hệ đến HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn nhé!

    267 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn