0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Linh kiện điện tử là gì? Các linh kiện điện tử cơ bản và ứng dụng

Kyoritsuvietnam.net 2 năm trước 5111 lượt xem

    Linh kiện điện tử là khái niệm quen thuộc trong cuộc sống. Vậy linh kiện điện tử là gì? Có các loại linh kiện điện tử nào? Vai trò của linh kiện điện tử là gì? Cùng Kyoritsuvietnam.net tìm hiểu ngay nhé!

    Linh kiện điện tử là gì?

    Linh kiện điện tử (tên tiếng anh Electronic component) là một thành phần điện tử cơ bản và có những tính năng xác định. Người ta ghép nối các linh kiện điện tử thành các mạch điện hay thiết bị điện tử có chức năng cụ thể. .

    Hình ảnh các linh kiện điện tử cơ bản
    Hình ảnh các linh kiện điện tử cơ bản

    Các linh kiện này có thể được đóng gói riêng biệt hoặc tích hợp thành các gói như mạch tích hợp bán dẫn IC, mạch tích hợp lai hoặc các chip dán. Các linh kiện thường gặp như: IC, transistor, điện trở, biến trở, tụ điện, đèn Led,... 

    Vai trò và ứng dụng của linh kiện điện tử

    Linh kiện điện tử được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nó có mặt trong các hệ thống máy móc, thiết bị điện tử từ nhỏ đến lớn, từ những dụng cụ điện trong gia đình đến các thiết bị điện tử trong các nhà xưởng, xí nghiệp. Linh kiện điện tử là thành phần quan trọng tạo nên các mạch điện tử và các thiết bị điện. Đây là bộ phận không thể thiếu trong các mạch điện. 

    Phân loại linh kiện điện tử

    Bạn đã được biết linh kiện điện tử và ứng dụng của nó, giờ ta sẽ tìm hiểu về cách phân loại linh kiện điện tử để biết được linh kiện điện tử gồm những gì, ký hiệu của các loại linh kiện điện tử Tiêu chí để phân loại linh kiện điện tử là gì? Thông thường, người ta chia linh kiện điện tử dựa vào tác động của chúng tới tín hiệu điện.

    Phân loại linh kiện điện tử cơ bản
    Phân loại linh kiện điện tử cơ bản

    Có 3 loại linh kiện điện tử cơ bản như sau: 

    Linh kiện điện cơ

    Đây là loại linh kiện có tác động liên kết với cơ học như thạch anh, công tắc,... Ví dụ về linh kiện điện cơ trong thực tế là: cầu chì bảo vệ, chuyển mạch công tắc, đầu nối, phần tử gốm áp điện,...

    Linh kiện bị động (thụ động)

    Linh kiện điện tử gồm có 2 đầu kết nối, còn gọi là 2 terminal component. Tác dụng của chúng là làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hưởng. Nhưng linh kiện bị động không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch. Thậm chí, loại linh kiện này còn không thể dựa vào một nguồn năng lượng, chỉ khi có nguồn sẵn khi nối với các mạch AC. 

    Điện trở nhiệt là một linh kiện bị động
    Điện trở nhiệt là một linh kiện bị động

    Ví dụ về các linh kiện thụ động là: Antenna, transducer, cảm biến, networks, memristor, cảm ứng từ điện, tụ điện, điện trở,... 

    Linh kiện chủ động

    Có linh kiện bị động thì không thể thiếu linh kiện chủ động. Đây là loại linh kiện dựa vào một  nguồn năng lượng nhất định. Chúng có khả năng đưa điện vào một mạch điện.

    Ví dụ về các linh kiện chủ động trong thực tế như: đèn điện tử chân không ( đèn vi sóng, đèn quang điện,...), quang điện tử, linh kiện bán dẫn,... 

    Các loại linh kiện điện tử cơ bản

    Sau khi biết linh kiện điện tử là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các linh kiện điện tử cơ bản và công dụng của chúng. Đồng thời biết được ký hiệu của các linh kiện điện tử này. 

    Điện trở

    Như ở phần trên, ta đã biết điện trở là một loại linh kiện điện tử thụ động. Điện trở có 2 tiếp điểm nối, có có công dụng điều chỉnh mức độ tín hiệu. Hạn chế cường độ dòng điện ở trong mạch. Điện trở còn có tác dụng chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động. 

    Điện trở có công suất lớn còn có tác dụng tiêu tán điện năng chuyển thành nhiệt năng trong các hệ thống phân phối điện hoặc các bộ điều khiển động cơ. Ưu điểm của điện trở là chúng có trở kháng cố định. Ít bị thay đổi bởi nhiệt độ hay điện áp. Ký hiệu linh kiện điện tử này như hình sau: 

    Ký hiệu điện trở nhiệt
    Ký hiệu điện trở nhiệt

    Xem thêm: Hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

    Tụ điện

    Cũng như điện trở, tụ điện là một linh kiện thụ động. Linh kiện điện tử này gồm hai bản cực đặt song song với nhau. Hai bản cực này được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Khi hai bề mặt có sự chênh lệch điện thế, giữa chúng sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. 

    Đèn LED

    Đèn led cũng là một linh kiện điện tử quen thuộc. Đây là thiết bị chiếu sáng công nghệ Led. Các di-ốt phát quang có trong chip bán dẫn. Các điện tử trong chip sẽ hoạt động khi có nguồn điện chạy qua và lấp đầy chỗ trống. Từ đó sinh ra các bức xạ ánh sáng. 

    Đèn Led có nhiều ưu điểm như: tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn đèn sợi đốt. Hiệu quả chiếu sáng hơn các loại đèn huỳnh quang. 

    Transitor

    Transistor là linh kiện điện tử chủ động. Đây là một loại bán dẫn có tác dụng khuếch đại hoặc khóa điện tử. Nó nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành cấu trúc mạch ở máy tính điện tử. Linh kiện này còn có trong các thiết bị điện tử khác.

    Hình ảnh Transistor
    Hình ảnh Transistor

    Bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng để có thể đo và kiểm tra linh kiện này một cách nhanh và chính xác.

    Cuộn cảm

    Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động. Cuộn cảm được tạo ra từ một dây dẫn điện có vài vòng quấn. Vòng dây này sẽ tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. 

    IC

    IC là một loại vi mạch tích hợp, tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện thụ động. Các linh kiện này được kết nối với nhau để thực hiện một chức năng cụ thể. 

    Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được linh kiện điện tử là gì và tên các loại linh kiện điện tử cơ bản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Theo dõi Kyoritsuvietnam.net để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!

    5111 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn