0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

So sánh Triac vs SCR có gì giống và khác nhau

Kyoritsuvietnam.net 2 năm trước 2650 lượt xem

    Triac vs SCR là hai linh kiện phổ biến trong mạch điện tử. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt hai linh kiện này. Trong bài viết này, Kyoritsu sẽ giúp bạn so sánh sự giống và khác nhau của Triac và SCR trên các khía cạnh: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng. 

    Đặc điểm của Triac

    Trước khi đi so sánh Triac vs SCR, chúng ta cần hiểu Triac là gì? Triac là từ viết tắt của Triode for Alternating Current. Đây là linh kiện điện tử có thể dẫn dòng điện theo hai chiều. Người ta còn gọi triac là thiết bị bán dẫn hai chiều. Triac được kích dẫn nhờ xung dòng điện đưa vào cổng điều khiển G. Trên các sơ đồ mạch điện tử, ký hiệu của triac là chữ T. 

    Hình ảnh triac
    Hình ảnh triac

    Đặc điểm của SCR

    SCR còn được gọi là thyristor, là một linh kiện điện tử bán dẫn. Thiết bị còn có tên tiếng anh là Silicon Controlled Rectifier, nghĩa là chỉnh lưu có điều khiển. SCR có công dụng như một chiếc van điện tử công suất có điều khiển. Linh kiện này đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong kỹ thuật điện tử công suất. 

    Hình ảnh SCR
    Hình ảnh SCR

    Để phân biệt Triac và SCR, chúng ta cùng so sánh điểm giống và khác nhau về cấu tạo, nguyên lý của hai linh kiện này nhé!

    Xem thêm: So sánh TRIAC và DIAC có gì giống và khác nhau?

    So sánh về cấu tạo của Triac vs SCR

    Cấu tạo của SCR

    SCR là linh kiện điện tử có bốn lớp PNPN liên tiếp, tạo nên ba cực: cực dương ( anode), cực âm (cathode), cực cổng (gate). Như hình minh hoạ, SCR giống như 2 transistor mắc với nhau. Khi có xung điều khiển ở cực G thì transistor số 2 dẫn, kéo theo transistor số 1 dẫn. Khi ngắt xung kích ở cực G thì hai transistor này sẽ tự duy trì dòng dẫn. 

    So sánh cấu tạo của triac và scr
    So sánh cấu tạo của Triac và SCR

    Trong các ứng dụng của dòng điện xoay chiều, cấu tạo của SCR xuất hiện nhược điểm khá lớn. Để điều khiển độ sáng bóng đèn hay tốc độ động cơ AC, chúng ta cần dùng đến hai SCR mắc song song ngược chiều nhau. Mỗi SCR sẽ luân phiên dẫn trong một nửa chu kỳ dòng điện. Điều này gây ra khá nhiều bất tiện khi dùng SCR. 

    Cấu tạo của Triac

    Triac có cấu tạo giống như 2 SCR nối song song và ngược với nhau. Chúng được thực hiện trên cùng một đơn tinh thể silic có 2 cực, chỉ 1 cực điều khiển. Hình minh hoạ ở trên sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cấu tạo của linh kiện này. 

    Bởi vì cấu tạo bằng với hai SCR nối song song ngược nên Triac giải quyết được sự làm việc trong hai nửa chu kỳ của điện áp nguồn. Vậy nên người ta thường dùng triac cho các ứng dụng điều khiển điện áp xoay chiều. 

    So sánh về nguyên lý hoạt động của Triac vs SCR

    Nguyên lý hoạt động của SCR

    SCR chỉ có thể dẫn ở bán kỳ dương nên chỉ có thể đặt xung kích vào một bán kỳ của linh kiện này. Khi không có xung kích, SCR sẽ không dẫn. Lúc này, điện áp trên tải sẽ bằng 0.

    Khi có xung kích ở cổng G thì SCR dẫn, điện áp trên tải sẽ bằng điện áp nguồn. Đến cuối bán kỳ dương thì điện áp đổi chiều, SCR sẽ ngưng dẫn cho đến hết chu kỳ âm. 

    Nguyên lý hoạt động của Triac và SCR
    Nguyên lý hoạt động của Triac và SCR

    Nguyên lý hoạt động của Triac

    Khác với SCR, Triac dẫn ở cả hai nửa chu kỳ. Vậy nên xung kích đưa vào ở cả hai bán kỳ của điện áp nguồn. Khi chưa có xung kích, điện áp ngõ ra của Triac bằng 0. 

    Khi có xung kích thì Triac dẫn, điện áp trên tải bằng điện áp nguồn. Ta có công thức Vr = Vs >0. 

    Đến cuối bàn kỳ dương thì linh kiện này ngưng dẫn. Đến khi có xung kích thì Triac dẫn tiếp tục ở bán kỳ âm. Điện áp trên tải lúc này sẽ có công thức: Vr = Vs < 0. 

    Từ nguyên lý hoạt động, ta nhận thấy rõ sự khác biệt của SCR và Triac. Ngõ ra của mạch dùng SCR là điện áp một chiều, ngõ ra của mạch dùng Triac là điện áp xoay chiều. Vậy nên, thông thường SCR được dùng trong mạch chỉnh lưu. Triac dùng trong mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều. 

    Xem thêm: 

    So sánh về ứng dụng của Triac vs SCR

    Như đã nói ở trên, Triac và SCR có cấu tạo và nguyên lý khác nhau, dẫn đến những ứng dụng của chúng cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

    Ứng dụng của SCR

    Linh kiện SCR có khả năng dẫn điện áp trong các mạch điện một chiều. Chúng được dùng trong các ứng dụng sau:

    • Sử dụng cho các hoạt động và phản ứng ngược của các thiết bị.

    • Dùng để lắp đặt trong các công tắc AC, DC, chỉnh lưu pha điều khiển,...

    • Dùng để điều khiển động cơ DC, AC, bộ chỉnh lưu được điều khiển.

    • Dùng để truyền tải điện áp ở mức cao. 

    Ứng dụng của Triac và SCR
    Ứng dụng của Triac và SCR

    Ứng dụng của triac

    Thực tế, triac được ứng dụng rộng rãi hơn SCR. Linh kiện này được dùng để lắp đặt trong các thiết bị, mạch điện tử.

    • Triac dùng để kiểm soát các thiết bị gia dụng dùng dòng điện xoay chiều có công suất nhỏ.

    • Triac dùng để điều khiển các động cơ nhỏ.

    • Sử dụng trong các mạch điện của quạt để điều khiển tốc độ quay, dùng trong mạch điện của đèn để điều chỉnh độ sáng,... 

    Bảng so sánh Triac và SCR

    Ngoài những điểm giống và khác nhau kể trên, bài viết còn giúp bạn phân biệt Triac vs SCR thông qua bảng so sánh sau:

    Bảng so sánh sự giống và khác nhau của SCR và TRIAC

    SCR

    TRIAC

    SCR là thiết bị bán dẫn một chiều.

    TRIAC là thiết bị bán dẫn hai chiều.

    SCR có thể được sử dụng để điều khiển điện năng có công suất lớn. 

    TRIAC không thể dùng để kiểm soát lượng điện năng rất lớn.

    SCR hoạt động ở một chế độ.

    TRIAC có thể hoạt động ở bốn Chế độ.

    SCR chủ yếu được sử dụng để điều khiển nguồn DC.

    TRIAC chủ yếu được sử dụng để điều khiển nguồn AC.

    Vì SCR là Thiết bị một chiều nên phải duy trì cực tính khi nó kết nối với bất kỳ mạch nào.

    Vì TRIAC là thiết bị hai chiều nên nó có thể được kết nối theo bất kỳ cách nào với mạch điện.

    Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn phân biệt triac vs scr thông qua các khía cạnh như: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai linh kiện bán dẫn này. 

    Để đo và kiểm tra Triac, SCR cũng như nhiều linh kiện khác, chắc hẳn bạn sẽ cần đến đồng hồ vạn năng để hỗ trợ công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thiết bị đo điện, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí trong thời gian nhanh nhất. Bạn cũng có thể truy cập vào trang web kyoritsuvietnam.net và đặt hàng online sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp.

    2650 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn