Thứ tự pha là gì? Nguyên lý đo thứ tự pha và cách xác định
Trong mạch điện 3 pha, để tránh trường hợp các pha đảo chiều gây nên tình trạng hỏng động cơ thì thứ tự pha chính xác là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Vậy thứ tự pha là gì? Cách xác định thứ tự pha ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thứ tự pha là gì?
Thứ tự pha (hay trình tự pha) là thứ tự các điện áp pha riêng lẻ đạt được giá trị cực đại tương ứng trong hệ thống điện ba pha. Hay nói cách khác là thứ tự mà các pha đạt giá trị cực đại.
Hiểu một cách đơn giản thì khi dòng điện khi chạy qua ba cuộn dây sẽ tạo ra từ trường. Từ trường này sẽ dựa vào trình tự của các dây dẫn điện đầu vào để khiến cho đĩa quay theo hướng phụ thuộc vào trình tự pha
Thông thường, hệ thống ba pha sẽ cần đến 3 EMFs một pha duy nhất với điều kiện phải cùng cường độ dòng điện, tần số điện áp nhưng cần có sự dịch chuyển khác nhau đến 120 độ.
Trong trường hợp nam châm quay theo chiều kim đồng hồ thì cuộn dây 3 pha sẽ ngay lập tức tạo ra điện áp chính xác là 120 độ, sau khi đi qua cuộn dây thứ cấp, điện áp sẽ đạt đỉnh là 240 độ. Chuỗi chuyển pha này sẽ có thứ tự xác định. Đối với trục xoay chiều, thứ tự của nó sẽ là 1 - 2 - 3.
Đo thứ tự pha để làm gì?
Việc đo thứ tự pha (đo pha) là vô cùng cần thiết khi kết nối thiết bị ba pha với động cơ điện, hệ thống điện hay ổ điện. Xác định đúng thứ tự pha sẽ giúp đảm bảo tải hoạt động ổn định như mong muốn. Nếu trình tự pha không chính xác sẽ khiến cho các thiết bị, động cơ điện bị hỏng hoặc quay theo hướng ngược lại (đảo pha) gây mất ổn định, hỏng hóc.
Chính vì vậy, hãy luôn đảm bảo các dây dẫn 3 pha có trình tự chính xác trước khi kết nối lại động cơ sau khi bảo trì hay khi kết nối với thiết bị mới.
Mặt khác, do kiểm tra trực quan thường không thấy rõ được sự sai lệch của thứ tự pha nên phương pháp xác định thứ tự pha chính xác, hiệu quả nhất là sử dụng các công cụ chuyên dụng như đồng hồ đo thứ tự pha.
Nguyên lý đo thứ tự pha của đồng hồ đo trình tự pha
Hiện nay, có 2 loại máy phát hiện trình tự pha trong mạch 3 pha phổ biến là: loại quay và loại tĩnh.
Nguyên lý kiểm tra thứ tự pha của đồng hồ chỉ thị pha loại quay
Đồng hồ chỉ thị pha này hoạt động dựa trên nguyên tắc của động cơ cảm ứng. Nó làm việc tương tự như cơ chế hoạt động của động cơ ba pha.
Để hiểu rõ hơn về các chỉ số này, hãy xem xét hoạt động của một động cơ ba pha. Giả sử, nguồn cung cấp ba pha cho động cơ có trình tự pha là RYB. Nếu đúng trình tự, động cơ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, động cơ sẽ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi chuỗi cung cấp pha bị đảo ngược. Điều này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho tải và toàn bộ hệ thống.
Nguyên lý đo thứ tự pha của đồng hồ chỉ thị pha loại tĩnh
Máy đo thứ tự pha loại tĩnh có cấu tạo khá đơn giản. Nó sử dụng hai đèn và một cuộn cảm hoặc tụ điện. Một đèn được kết nối với một pha như R, một đèn được kết nối với một pha khác như Y và cuộn cảm/ tụ điện sẽ ở pha thứ 3 còn lại. Một điện trở có thể được sử dụng nối tiếp với đèn để điều khiển lượng dòng điện và điện áp.
Nếu dùng cuộn cảm, trong trường hợp trình tự pha chính xác, đèn B sẽ sáng hơn đèn A. Ngược lại, nếu các pha bị đảo ngược thì đèn A sẽ sáng hơn đèn B.
Tuy nhiên, khi sử dụng bộ kiểm tra tụ điện, đèn A sẽ sáng hơn trong khi đèn B sẽ tắt. Nếu thứ tự pha không chính xác, đèn B sẽ sáng trong khi đèn A vẫn tắt (Bạn có thể tham khảo sơ đồ minh họa mạch bố trí đèn ở hình dưới để hiểu rõ hơn).
Cách xác định thứ tự pha bằng đồng hồ đo thứ tự pha
Đồng hồ đo thứ tự pha là thiết bị hữu ích giúp xác định trình tự pha điện (bao gồm chiều quay động cơ thuận, nghịch) hoặc dùng để phân biệt thứ tự pha điện khi lắp đặt cao thấp áp, các bộ bảo vệ quá tải, bảo vệ lệch pha.
Cách sử dụng đồng hồ đo thứ tự pha cũng rất đơn giản, bạn bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra hoạt động của đồng hồ
Trước khi tiến hành đo thứ tự pha, bạn hãy kiểm tra đồng hồ đo có ổn định không bằng cách dùng kẹp có mỏ kẹp cá sấu để kẹp các điện áp vào dây điện (dây có nguồn điện 70 V AC). Sau đó, kiểm tra xem đèn báo hiển thị đường dây có sáng lên hay không:
-
Đèn thông báo sáng: đồng hồ chỉ thị pha hoạt động bình thường
-
Đèn thông báo không sáng: đồng hồ có khả năng đã hỏng, không thể tiến hành đo
Bước 2: Kiểm tra dây dẫn có trực tiếp không
Sử dụng kẹp điện áp để kiểm tra một dây pha. Lúc này, kẹp điện sẽ được sử dụng chỉ báo điện áp đường dây như sau:
-
R (đỏ) Chỉ báo RS Chỉ báo
-
S (trắng) Chỉ báo RS và chỉ báo ST
-
T (xanh lục) Chỉ chỉ báo ST
Bước 3: Tiến hành đo thứ tự pha
Kết nối các kẹp điện áp vào dây dẫn của mạch điện xoay chiều 3 pha vào bên ngoài của lớp cách điện rồi tiến hành đo theo hướng dẫn sau:
-
Đèn báo điện áp của các dây RS và ST sáng: Các dây pha đều sống’
-
Khi chỉ báo thứ tự pha nhấp nháy theo thứ tự được chỉ ra bởi mũi tên. Thứ tự pha kết nối đúng sẽ là RST, tiếng bíp thông báo không liên tục.
Xem thêm:
- Tìm hiểu đồng vị pha là gì? Cách đo đồng vị pha bằng đồng hồ vạn năng
- Trở kháng là gì? Công thức tính trở kháng và phương pháp đo chi tiết
Máy đo thứ tự pha tốt nhất hiện nay
Dưới đây là một số máy kiểm tra thứ tự pha có chất lượng tốt, đang được bán chạy nhất hiện nay mà các bạn có thể tham khảo:
Đồng hồ chỉ thị pha Kyoritsu 8031
Kyoritsu 8031 là thiết bị chuyên dụng dùng để xác định các dây pha trong hệ thống điện, motor của máy móc, thiết bị,... được nhiều thợ bảo trì, lắp đặt, kỹ sư chuyên nghiệp lựa chọn.
Thiết bị sở hữu dải đo tần số hiệu ứng là 50/60Hz; >500V trong 5 phút nên rất phù hợp để kiểm tra thứ tự 3 pha. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp dải điện áp lớn từ 110-600V với dòng AC, kiểm tra sơ đồ nối dây 3 pha, L1-A-R, L2-B-S, và L3-C-T dễ dàng, linh hoạt.
Thông số kỹ thuật
-
Dải điện áp: 110 - 600V AC
-
Giới hạn thời gian liên tục: >500V trong 5 phút
-
Dải tần số: 50/60Hz
-
Điện áp chịu được: 5550V AC trong 1 phút
-
Dây dẫn: 1,5m (R: đỏ S: trắng T: xanh lam)
-
Các tiêu chuẩn áp dụng: IEC 61010-1 CAT III 300V Ô nhiễm mức độ 2
-
Kích thước: 106 (L) × 75 (W) × 40 (D) mm
-
Trọng lượng: Khoảng 350g
Đồng hồ chỉ thị pha Kyoritsu 8031F
Thiết bị đo thứ tự pha Kyoritsu 8031F được sản xuất tại Nhật Bản, đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 CAT.III 600V.
Thiết bị có khả năng kiểm tra nhiều loại nguồn điện 3 pha từ 110V đến 600V cùng nhiều tính năng ưu việt khác như đèn Led nhằm thông báo cho người dùng biết nếu một pha đang mở, thao tác chuyển đổi nút nhấn tức thì, không có bộ phận kim loại nào tiếp xúc và một số tính năng an toàn khác,...
Thông số kỹ thuật
-
Dải điện áp: 110 - 600V AC
-
Giới hạn thời gian liên tục: > 500V: trong vòng 5 phút
-
Cầu chì: 0,5A / 600V (F)
-
Dải tần số: 50Hz / 60Hz
-
Dây dẫn: 1,5m (R: đỏ S: trắng T: xanh lam)
-
Kích thước: 106 (L) × 75 (W) × 40 (D) mm
-
Trọng lượng: Khoảng 350g
Đồng hồ chỉ thị pha Kyoritsu 8035
Kyoritsu 8035 được sản xuất trên dây chuyền chất lượng cao, hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ mới nên cho phép người dùng tiến hành thử nghiệm mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dây đo. Nhờ đó, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thiết bị đo điện Kyoritsu này có khả năng xác định phạm vi đo điện áp rộng từ 70V đến 1000V AC, đo tần số từ 45 đến 66Hz. Chiều xoay pha được ký hiệu bằng mũi tên màu xanh lá cây theo chiều kim đồng hồ.
-
Dải điện áp: Từ pha AC 70 đến 1000V sang pha (sóng sin, đầu vào liên tục)
-
Phạm vi kẹp cách điện: Từ cáp cách điện Ø2,4 đến 30mm
-
Dải tần số: 45 đến 66Hz
-
Nhiệt độ và độ ẩm hoạt động: Phạm vi nhiệt độ / độ ẩm -10 đến 50ºC, 80% (không ngưng tụ)
-
Nhiệt độ và độ ẩm lưu trữ: Phạm vi nhiệt độ / độ ẩm -20 đến 60ºC, 80% (không ngưng tụ)
-
Các tiêu chuẩn áp dụng: IEC 61010-1 CAT IV 600V, CAT III 1000V Mức độ ô nhiễm 2,
-
IEC 61326-1, IEC 61557-1, -7
-
Nguồn: LR6 (AA) (1.5V) × 4 * Sử dụng liên tục: Khoảng. 100 giờ (Tự động tắt nguồn trong khoảng 10 phút.)
-
Kích thước: 112 (L) × 61 (W) × 36 (D) mm
-
Trọng lượng: Khoảng 380g
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về thứ tự pha, các bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm thứ tự pha là gì, tầm quan trọng của việc đo thứ tự pha và cách đo thứ tự pha chính xác nhất. Nếu thấy hữu ích, hãy like và share bài viết này cho nhiều người cùng biết nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn