Cách hạ áp bằng điện trở không phải ai cũng biết
Bạn đang tìm hiểu cách hạ áp bằng điện trở cho mạch điện tử khi mà nguồn điện áp cao hơn so với phần tử đơn xử của mạch. Ví dụ như mạch sử dụng pin 9V nhưng chip được gắn trong mạch lại chỉ có 3V. Vậy hạ áp bằng điện trở, cách giảm dòng điện 1 chiều như thế nào? Kyoritsuvietnam.net sẽ hướng dẫn bạn cách hạ áp đơn giản, dễ thực hiện ngay dưới đây.
Tại sao cần hạ áp cho dòng điện, điện áp?
Trong những mạch điện tử nhỏ, các linh kiện thường chỉ hoạt động với mức điện áp, cường độ dòng điện cực nhỏ. Tuy nhiên, nguồn điện cung cấp cho linh kiện này thường có mức cao hơn.
Khi đó, các mạch điện tử sẽ không thể hoạt động hoặc xảy ra tình trạng chập, cháy. Linh kiện điện tử như chip có thể hoạt động không đạt hiệu quả cao.
Chinh vì vậy, bạn có thể cần tham khảo cách hạ áp bằng điện trở rất đơn giản để mạch hoạt động hiệu quả nhất. Điện trở hạ áp là loại linh kiện điện trở được dùng nhiều trong các mạch với chức năng hạ mức điện áp, dòng điện xuống theo yêu cầu của mạch điện. Tiếp theo, bạn có thể tham khảo những cách hạ điện áp bằng điện trở rất đơn giản dưới đây.
Cách hạ áp bằng điện trở đơn giản
Như đã đề cập ở trên, dù có nhiều cách hạ điện áp dc hay điện áp xoay chiều khác nhau. Nhưng cách giảm điện áp bằng điện trở là phương pháp đơn giản nhất.
Từ điện trở, bạn có thể thiết kế mạch phân áp để đưa vào từng điện áp của mạch. Đầu tiên, bạn cần nắm được cách phân chia điện áp bằng điện trở trong mạch. Đây cũng là cách hạ điện áp xoay chiều, điện áp dc.
Cách hạ điện áp bằng điện trở - Giảm đi một nửa
Bạn muốn điện áp của mạch giảm đi một nửa? Bạn chỉ cần mắc một mạch phân áp ở ngay giữa 2 điện trở với mức giá trị bằng nhau. Ví dụ, bạn dùng hai điện trở 10KΩ.
Đầu tiên, bạn lắp hai điện trở bất kỳ có giá trị bằng nhau và mắc nối tiếp, một dây jumper sẽ được đặt giữa hai điện trở. Với cách giảm điện áp 1 chiều, điện áp sẽ chỉ còn có giá trị bằng một nửa mức điện áp cung cấp cho toàn đoạn mạch.
Theo sơ đồ hạ áp bằng điện trở, bạn có thể thấy mạch 5V đã chỉ còn 2,5V. Như vậy điện áp đã được giảm xuống còn một nửa. Đây cũng là cách giảm điện áp 1 chiều, xoay chiều được nhiều thợ điện sử dụng phổ biến.
Xem thêm:
- Khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo và công thức tính hiệu điện thế chi tiết
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện, điện áp chi tiết
Hướng dẫn cách hạ điện áp xoay chiều, DC với bất kỳ giá trị nào
Nếu bạn không muốn giảm điện áp đến mọi giá trị có thể tham khảo phương pháp dưới đây. Đây cũng là cách hạ điện áp xoay chiều rất đơn giản.
Ví dụ, mạch điện có nguồn 5V nhưng bạn muốn cấp một mức điện áp 3V vào trong một phần tử của mạch. Cách thực hiện sẽ như sau.
Bước 1: Áp dụng công thức tính điện áp rơi trên điện trở R2
VR2 = Vin.R2/(R1+R2)
Từ công thức, bạn có thể tìm được điện trở R2 để có được một hiệu điện thế cụ thể. Tiếp đó, bạn có thể sắp xếp lại công thức này và giải R2, ra công thức bên dưới:
R2 = Vout.R1/(Vin - Vout)
Trong đó:
- R2 là giá trị điện trở bạn sẽ tìm ra để được mức điện áp Vout.
- Vout là giá trị điện áp ra theo mong muốn của bạn.
- R1 là giá trị điện trở mà bạn đặt cố định.
- Vin là điện áp nguồn vào.
Từ công thức năng, bạn có thể chọn được mức giá trị điện trở nào theo yêu cầu. Từ đó, bạn có thể hạ áp bằng điện trở cho mạch dễ dàng theo mong muốn.
Quay lại với ví dụ trên:
Khi bạn muốn từ nguồn 5V nhưng chỉ lấy 3V, bạn áp dụng vào công thức trên. Giải sử, bạn lấy 10KΩ làm điện trở R1.
Từ đó, bạn thay các giá trị vào công thức sẽ như sau: R2 = (V) (R1) / (VIN - V) = (3V) (10KΩ) / (5V - 3V) = 15KΩ.
Như vậy, bạn có thể dùng một điện trở 15KΩ để làm điện trở R2 với điện trở R1 là 10KΩ.
Bạn có thể tham khảo thêm một ví dụ nữa như sau: Bạn muốn từ mạch 5V nhưng chỉ lấy 1V để cung cấp cho phần tử trong mạch. Bạn chỉ cần thay các giá trị vào công thức như sau: R2 = (V) (R1) / (VIN - V) = (1V) (10KΩ) / (5V - 1V) = 2,5KΩ. Như vậy, bạn cần dùng điện trở 5KΩ làm điện trở R2 với điện trở R1 là 10KΩ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra điện áp, dòng điện hay điện trở của mạch bằng các loại thiết bị đo điện như ampe kìm hay đồng hồ vạn năng đang được dùng phổ biến trong lĩnh vực. Các thiết bị đều được đảm bảo về độ ẩm, khả năng đo chính xác, tuổi thọ cao để dùng trong đo đạc và sửa chữa.
Bạn có thể tham khảo một số dòng đồng hồ đo chất lượng như ampe kìm Kyoritsu, đồng hồ vạn năng Kyoritsu… Một số thiết bị bán chạy như: ampe kìm Kyoritsu 2002PA, Kyoritsu 2200, Kyoritsu 1109S,...
Tổng hợp những cách hạ áp bằng điện trở hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lắp đặt mạch điện tử. Bạn cũng có thể gọi ngay đến Hotline: khi cần thêm thông tin về các thiết bị đo điện chính hãng.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn