Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch đúng kỹ thuật
Để đo thông mạch của dây điện, dây cáp, thiết bị điện,... bạn cần đến sự trợ giúp của các thiết bị đo điện. Trong đó, đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng, hãy học ngay cách đo thông mạch trong bài viết dưới đây.
Thông mạch là gì?
Thông mạch được hiểu là dòng điện hoàn toàn có thể chạy qua được. Do đó, nếu dây kết nối bị hỏng hoặc hở sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng truyền điện, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị điện, điện tử.
Vậy đo thông mạch là gì? Đo thông mạch (hay Continuity Test) là kiểm tra để xem mạch đóng hay mở. Chỉ khi một mạch được bật kín, hoàn chỉnh thì mới có tính thông mạch. Hay hiểu đơn giản thì đây là phép đo cho phép người dùng kiểm tra đặc tính dẫn điện của dây dẫn hay vật bất kỳ.
Khi sử dụng công cụ đo điện để kiểm tra thông mạch, bạn cần tuân theo nguyên lý đo thông mạch và điều chỉnh thang đo về ký hiệu đo thông mạch là ( ))))) để thực hiện phép đo.
Đo thông mạch để làm gì?
Ứng dụng của đo thông mạch khá rộng, được sử dụng phổ biến để:
-
Xác định mối hàn có tốt hay không, có bắt chì để dẫn điện hay không
-
Kiểm tra mối hàn nối có bị tắc hay không
-
Kiểm tra dây dẫn có bị đứt ở giữa hay không
-
Kiểm tra các liên kết năng lượng điện
-
Kiểm tra dây tóc bóng đèn có bị đứt hay không
-
Kiểm tra chuôi cắm, chuôi đèn, nối dây,...
-
Xác minh mạch dẫn theo sơ đồ
-
…
Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Mặc dù trên thị trường có nhiều loại đồng hồ vạn năng với kiểu dáng, thiết kế, chức năng khác nhau song hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng là giống nhau.
Bạn có thể tham khảo cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch dưới đây. Cách đo thông mạch bằng vom này có thể áp dụng để đo thông mạch cho cả đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số.
Bước 1: Xoay núm vặn trên mặt số của đồng hồ vạn năng sang chế độ đo thông mạch, ký hiệu ( ))))). Ở một số loại đồng hồ vạn năng, chế độ này thường nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt.
Lưu ý: Khi chưa đo, màn hình của Vom kế sẽ hiển thị thông báo (OL)
Bước 2: Cắm que đo màu đen vào giắc COM. Cắm que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
Bước 3: Đo thông mạch bằng cách chạm hai đầu đo vào hai đầu của dây cần đo. Nếu đồng hồ vạn năng có tiếng kêu "bíp" thì tức là đoạn mạch đó không bị đứt, còn nếu đoạn mạch bị đứt thì đồng hồ sẽ không kêu.
Bước 4: Kết thúc phép đo, bạn cần phải lưu ý về thứ tự rút dây sau khi hoàn thành là rút que đo màu đỏ ra trước và que đo màu đỏ ra sau. Cuối cùng, tắt đồng hồ đo điện để tiết kiệm pin và đảm bảo tuổi thọ của thiết bị.
Xem thêm: Tìm hiểu về cuộn cảm. Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng
Các đồng hồ vạn năng đo thông mạch tốt nhất hiện nay
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Kyoritsu 1009 là một thiết bị đo điện đa chức năng, không chỉ có thể kiểm tra được thông mạch của dây dẫn/thiết bị điện mà nó còn có thể đo điện áp AC, điện áp DC, điện trở Ω, đo tần số, đo tụ điện, kiểm tra tần số,... với độ chính xác cực cao.
Nhờ khả năng đo đa dạng nên đồng hồ Kyoritsu này hiện đang được các kỹ sư, thợ điện, thợ bảo trì chuyên nghiệp tin chọn và được sử dụng phổ biến tại phổ biến trong các ngành điện, điện tử, điện lạnh, nhà máy, nhà sản xuất/lắp đặt thiết bị điện tử, điều hòa, bình nóng lạnh,...
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 400mV/4/40/400/600V
-
AC V: 400mV/4/40/400/600V
-
DC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
-
AC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
-
Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
-
Kiểm tra điốt: 4V/0.4mA
-
Hz: 5.12/51.2/512Hz/5.12/51.2/512kHz/5.12/10MHz
-
C: 40/400nF/4/40/100µF
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R
Kyoritsu 1020R cung cấp khả năng đo thông mạch với độ chính xác cao nhờ được ứng dụng công nghệ True RMS. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu này để thực hiện nhiều công việc khác như: đo điện áp, dòng điện, đo điện dung, điện trở, kiểm tra diode, kiểm tra liên tục,...
Nhờ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đáp ứng tiêu chuẩn IEC 61010-1 CAT IV 300V CAT III 600V / CAT II 1000V, nên đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R có độ bền cực cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng khi sử dụng, hạn chế tối đa những nguy cơ về rò rỉ điện, giật điện.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 6.000/60.00/600.0/1000V (Dải tự động); ±0.5%rdg ±3dgt (6/60/600V); ±0.8%rdg ±3dgt (1000V)
-
AC V: 6.000/60.00/600.0/1000V (Dải tự động); ±1.0%rdg ±3dgt [40 - 500Hz] (6/60/600V); ±1.3%rdg ±3dgt [40 - 500Hz] (1000V)
-
Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/40.00MΩ (Dải tự động); ±0.5%rdg ±4dgt (600Ω); ±0.5%rdg ±2dgt (6/60/600kΩ/6MΩ); ±1.5%rdg ±3dgt (40MΩ)
-
Điện dung: 60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0/1000µF; ±2.0%rdg ±5dgt (60/600nF); ±5.0%rdg ±5dgt (6/60/600/1000µF)
-
Tần số: 99.99/999.9Hz/9.999/99.99kHz ±0.1%rdg ±3dgt
Có thể bạn quan tâm: Các trường hợp đồng hồ vạn năng bị hỏng và cách sửa chi tiết
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110
Kyoritsu 1110 nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, thuận tiện khi mang theo làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra, đồng hồ vạn năng này còn được trang bị đa dạng nhiều chức năng đo bao gồm: đo dòng điện xoay chiều, đo điện áp AC/DC, đo nhiệt độ, kiểm tra thông mạch.
Sản phẩm dễ sử dụng, đáp ứng tốt các yêu cầu đo điện, kiểm soát dòng điện của kỹ sư, thợ điện, thợ bảo trì, sửa chữa và cả người dùng không chuyên.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
-
DC V: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)
-
AC V: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)
-
DC A: 60µA/30/300mA Ω: 3/30/300kΩ
-
Nhiệt độ: -20ºC~+150º
-
Kiểm tra liên tục: 100Ω
Hy vọng với hướng dẫn đo thông mạch chi tiết trên, bạn đọc đã biết được cách đo thông mạch điện đúng kỹ thuật từ đó áp dụng vào công việc. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị đo và kiểm tra điện, bạn hãy gọi ngay đến Hotline: Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để nhận được tư vấn chi tiết.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn