0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng chi tiết từ A-Z

Kyoritsuvietnam.net 20/06/2022 2031 lượt xem

    Điện dân dụng là một nghề có tính thiết thực và quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Vậy đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng là gì? Cũng như điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng ra sao? Hãy cùng Kyoritsuvietnam.net tìm hiểu ngay nhé!

    Đối tượng của nghề điện dân dụng

    Trước khi biết đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng, chúng ta sẽ tìm hiểu về đối tượng của nghề điện dân dụng. Điện dân dụng là nghề bao gồm sản xuất, sửa chữa, lắp đặt tất cả các thiết bị liên quan đến điện năng, đồ dùng điện thắp sáng, dây dẫn… Vậy đâu là đối tượng của nghề điện dân dụng? 

    Đối tượng của nghề điện dân dụng
    Đối tượng của nghề điện dân dụng

    Đối tượng của nghề điện dân dụng là thiết bị bảo vệ, thiết bị đóng cắt, thiết bị lấy điện,... Cụ thể, người ta chia thành 5 đối tượng chính: 

    • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện

    • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V

    • Thiết bị đo lường điện

    • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện

    • Các loại đồ dùng điện.

    Xem thêm: Linh kiện điện tử là gì? Các linh kiện điện tử cơ bản và ứng dụng

    Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

    Nghề điện dân dụng có nhiều nội dung lao động. Các nội dung chính gồm có: Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt; Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện; Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện;... Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo danh sách nội dung công việc của nghề điện dưới đây: 

    Nội dung lao động của nghề điện dân dụng
    Nội dung lao động của nghề điện dân dụng
    • Thực hiện các biện pháp an toàn lao động khi lắp đặt, sửa chữa, bảo hành thiết bị và hệ thống điện. 

    • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...

    • Lắp đặt và bảo trì các loại máy biến áp

    • Lắp đặt, bảo trì các thiết bị điều khiển và cảnh báo

    • Lắp đặt và vận hành các động cơ không đồng bộ 3 pha

    • Sử dụng dụng cụ đo điện như đồng hồ vạn năng, ampe kìm, đồng hồ đo điện trở cách điện,...

    • Thực hiện các công việc bổ trợ nghề điện

    • Quản lý nghề nghiệp

    • Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng

    • Lắp đặt và bảo trì máy phát điện

    • ….

    Điều kiện và môi trường làm việc của nghề điện dân dụng

    Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng không được tốt bằng các công việc làm văn phòng, bàn giấy. Môi trường làm việc của nghề điện dân dụng gồm: ngoài trời, trong nhà, trên cao, các khu vực có điện nguy hiểm, làm các công việc mang tính lưu động,... 

    Thợ điện dân dụng thường phải làm việc trên cao
    Thợ điện dân dụng thường phải làm việc trên cao
    • Thông thường, người thợ điện sẽ làm việc trong nhà. Nhưng cũng có nhiều trường hợp phải làm ngoài trời, tiếp xúc với nắng nóng bên ngoài. Ví dụ như việc sửa đường dây điện ngoài trời, sửa các trạm biến áp ngoài trời,... 

    • Nhiều lúc nơi cần sửa chữa rất xa nên người thợ cần phải di chuyển nhiều.

    • Có khi sự cố điện xảy ra ngoài giờ hành chính nên người thợ cũng phải tăng ca sau giờ hành chính, làm thêm giờ hoặc phải làm ca đêm. 

    • Người thợ điện hay phải tiếp xúc với môi trường trên cao hoặc gần những nơi có nhiều ổ điện, cột điện,... nên rất nguy hiểm. Họ dễ gặp các sự cố về điện như giật, sốc điện,... 

    Người thợ thường phải làm việc trong các môi trường khá nguy hiểm và đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt. Vì vậy, yêu cầu của nghề điện dân dụng đòi hỏi người làm cần khéo léo, năng động, có sức khỏe tốt, hay tìm tòi, mày mò sửa chữa,... Người thợ điện thường là người thích làm việc ngoài trời hơn là trên bàn giấy. 

    Yêu cầu của nghề điện dân dụng

    Những yêu cầu của nghề điện dân dụng thường không khó. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng sau:

    Yêu cầu về sức khỏe của nghề điện dân dụng

    Người làm nghề điện thường phải mang vác những thiết bị điện hoặc thiết bị đo điện, đồ nghề sửa chữa,... nên cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

    Ngoài ra, họ còn cần có sự nhanh nhẹn, có khả năng leo trèo và không sợ độ cao. 

    Thợ điện cần có kiến thức và kỹ năng sửa chữa đồ điện
    Thợ điện cần có kiến thức và kỹ năng sửa chữa đồ điện

    Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng

    Người thợ điện cần học qua ít nhất một khóa học về ngành điện dân dụng hoặc ngành điện công nghiệp. Họ cần hiểu biết và nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, quy trình sửa chữa, lắp ráp,... Đồng thời, người thợ cần có kỹ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.

    Yêu cầu về thái độ

    Người thợ điện dân dụng cần có thái độ tốt, yêu thích công việc. Họ cần có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Đặc biệt, nên là những người làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác. Bởi một sai lầm nhỏ trong việc sửa chữa, lắp ráp, bảo dưỡng,... hệ thống điện cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là mất mạng. 

    Nghề điện dân dụng là ngành rất có triển vọng phát triển. Nghề điện có thời gian đào tạo ngắn hạn, nhu cầu sử dụng lao động lại rất lớn. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại, con người không thể sống thiếu các thiết bị điện. Vì vậy, nếu bạn đáp ứng đủ các yêu cầu của nghề điện dân dụng, bạn có thể bắt đầu với công việc này. 

    2031 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn