0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Điện áp định mức: khái niệm, ký hiệu, đơn vị và công thức tính

Kyoritsuvietnam.net 1 năm trước 2103 lượt xem

    Đối với mỗi lưới điện khi được thiết kế đều cần phải nắm được mức điện áp định mức để đảm bảo mạng lưới có thể hoạt động ổn định. Vậy điện áp định mức là gì? Đơn vị, cách tính điện áp định mức như thế nào để có thể sử dụng các thiết bị máy móc đạt hiệu quả cao. 

    Điện áp định mức là gì?

    Định nghĩa

    Trước khi tìm hiểu về cách tính điện áp định mức, bạn cần hiểu về điện áp định mức là gì hay U định mức là gì? Câu trả lời như sau:

    Điện áp định mức (còn gọi là điện áp danh định) của lưới điện để thiết kế và vận hành lưới điện ổn định. Điện áp định mức đóng vai trò quan trọng trong các lưới điện. 

    Điện áp định mức có vai trò quan tọng trong lưới điện
    Điện áp định mức có vai trò quan tọng trong lưới điện

    Dựa vào điện áp định mức, các kỹ sư có thể thiết kế lên một bộ lưới điện phù hợp để có thể tải được dễ dàng. Như vậy, kỹ sư cũng quyết định được kết cấu hay thiết bị cần sử dụng cho lưới điện này. Từ đó, điện áp định mức cũng góp phần quyết định nên giá điện. 

    Các loại điện áp định mức 

    Hiện nay, lưới điện Việt Nam đang có hai loại điện áp: điện áp dây ( điện áp định mức, điện áp dây giữa 2 pha) điện áp pha (điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc đất).

    Tại Việt Nam có các cấp điện áp danh định là:

    • Hạ áp: 0.38/0.22 kV – thiết bị điện có thể sử dụng trực tiếp.
    • Trung áp: 6- 10 – 15 – 22 – 35 kV.
    • Cao áp: 110 – 220 kV
    • Siêu cao cáp: 500 kV.

    Xem thêm: Điện áp 22kv là gì? Quy định khoảng cách an toàn lưới điện 22kV

    Đơn vị, ký hiệu của điện áp định mức

    Sau khi tìm hiểu về điện áp định mức là gì, bạn sẽ cần tìm hiểu về đơn vị điện áp định mức và ký hiệu của đại lượng này. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tính điện áp định mức cũng như lên sơ đồ thiết kế. Điện định mức có đơn vị là gì?

    Điện áp định mức cũng có đơn vị điện áp thông thường là Vôn (V). Quy đổi điện áp định mức như sau: 1V=0,001kV.  1kV=1000V. 

    Điện áp định mức ký hiệu là gì? Ký hiệu của điện áp định mức là Uđm hoặc Udđ. 

    Đặc điểm của điện áp định mức

    Khi mỗi mức điện áp định danh khác nhau sẽ tải được mức công suất khác nhau với khoảng cách nhất định. Mỗi thiết bị, máy biến áp có điện áp định mức bằng hoặc gần bằng điện áp định mức của lưới điện.

    Điện áp định mức quy định khả năng tải của lưới điện
    Điện áp định mức quy định khả năng tải của lưới điện

    Do đó, đa số các thiết bị điện đều được sản xuất với mức điện áp định mức. Điều này đảm bảo thiết bị điện tiêu thụ công suất điện đã được thiết kế. 

    Cách tính điện áp định mức

    Hiện nay vẫn chưa có một công thức cụ thể để tính điện áp định mức. Do vậy, bạn có thể tham khảo cách tính điện áp định mức theo một số ví dụ dưới đây. 

    Điện áp định mức thường có dung sai được tính theo đơn vị phần trăm. Dung sai của dải điện là đại lượng điện áp tối thiểu và tối đa của hệ thống khi bị lỗi hoặc không hoạt động. 

    Ví dụ: Thiết bị điện có điện áp 100V, dung sai 10%. Khi đó, điện áp định mức tối đa của thiết bị sẽ là 110V, còn điện áp định mức tối thiểu là 90V. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ cung cấp dung sai dưới dạng phần trăm có trong biểu dữ liệu thành phần, thiết bị hoặc hệ thống điện.

    Ví dụ: Máy có thông số các đại lượng như sau:

    • Điện áp định mức = 24V +/- 10%
    • Điện áp danh định = 25V

    Như vậy, máy vẫn có thể hoạt động chính xác, chưa vượt qua mức điện áp định mức. 

    Ví dụ 2

    • Điện áp định mức = 24V +/- 10%
    • Điện áp danh định = 19,8V

    Hệ thống này sẽ làm việc? Câu trả lời là không, hệ thống hoặc thiết bị sẽ không hoạt động vì điện áp danh định thấp hơn phạm vi dung sai điện áp định mức.

    Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần chú ý sử dụng những loại đồng hồ đo điện để tiến hành kiểm tra à theo dõi mức điện áp của lưới điện phù hợp với thiết bị điện. Bạn có thể sử dụng các loại đồng hồ đo điện vạn năng hoặc ampe kìm để đo điện áp ổn định.

    Đồng hồ đo điện đo điện áp, điện áp định mức
    Đồng hồ đo điện đo điện áp, điện áp định mức

    Các sản phẩm đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm đều có khả năng đo nhanh, chính xác để theo dõi tốt nhất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều hãng sản xuất uy tín như Kyoritsu, Hioki, Fluke… Đây đều là những hãng mang đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một số sản phẩm được bán chạy như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009Kyoritsu 1109S

    Xem thêm: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện, điện áp chi tiết

    Vai trò của điện áp định mức

    Việc tìm hiểu về điện áp định danh sẽ giúp cho người kỹ sư hoặc người dùng có thể quản lý hệ thống lưới điện để chạy ổn định. Chính vì vậy, điện áp định mức mang đến rất nhiều ưu điểm và vai trò trong lưới điện. 

    Từ điện áp định mức mà các thiết bị điện có thể hoạt động ổn định với hiệu suất cao, tuổi thọ cao. Khi biết được năng lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện để tránh hoạt động trong mức điện áp lớn hoặc nhỏ hơn có sẽ làm giảm khả năng vận hành thiết bị điện. 

    Điện áp định mức giúp thiết kế lưới điện phù hợp
    Điện áp định mức giúp thiết kế lưới điện phù hợp

    Như vậy, điện áp định mức sẽ thể hiện thông số giới hạn để các máy móc không hoạt động vượt quá mức này. Nhờ vậy, máy móc có thể chạy tốt nhất, tránh bị hỏng hóc, chập cháy. 

    Ví dụ, nếu bạn có điện áp định mức là 220V thì nên sử dụng những thiết bị điện cần nguồn 220V. Trong trường hợp, thiết bị điện sử dụng điện 110V, bạn sẽ cần sử dụng thiết bị hạ áp nguồn điện để đảm bảo máy có thể chạy tốt được. 

    Trên đây là những thông tin về điện áp định mức là gì cùng vai trò quan trọng trong lưới điện. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng các thiết bị điện phù hợp để đạt được hiệu suất cao nhất.

    2103 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn