Điện bị chập chờn - Nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết
Điện bị chập chờn khiến các thiết bị điện hoạt động không ổn định. Vậy nguyên nhân điện bị chập chờn là gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Dấu hiệu điện trong nhà bị chập chờn
Điện bị chập chờn rất dễ nhận ra. Chúng gây ra các hiện tượng như: bóng đèn sáng yếu hoặc chớp nháy, chập chờn; Bật quạt mà cánh quạt không quay, bầu quạt nóng; Tủ lạnh cắm điện mà không thấy mát, có tình trạng đá không đông và rò rỉ nước; máy bơm không chạy,…
Nếu điện nhà bị chập chờn, không ổn định trong thời gian dài sẽ làm hỏng các thiết bị. Vì khi điện đột nhiên sụt giảm hoặc mất đột ngột, dễ làm máy bị cháy hoặc bị suy giảm chất lượng.
Với tủ lạnh cũ, bạn nên kiểm tra ổ cắm và nguồn điện để tránh quá tải và cháy nổ. Với điều hòa nhiệt độ, nên đợi đến khi điện ổn định mới bật trở lại. Nếu nguồn điện cho máy tính thường bị chập chờn thì bạn nên dùng bộ lưu điện UPS. Thiết bị này có thể lưu được điện từ 5 đến 30 phút sau khi bị mất điện. Thời gian này cũng đủ cho bạn sao lưu dữ liệu và tắt máy tính.
Nguyên nhân điện bị chập chờn
Có nhiều nguyên nhân khiến dòng điện bị chập chờn. Lý do thường gặp nhất là hệ thống quá điện quá tải, dây điện không đủ tải hoặc do nguồn cấp điện quá xa. Cụ thể:
Dây điện không đủ tải
Dây điện không đủ tải cũng khiến điện trong nhà bị chập chờn. Có thể là do dây điện kém chất lượng hoặc do tiết diện dây không phù hợp với thiết bị. Nếu dây không tốt sẽ không cung cấp được nguồn điện ổn định. Còn nếu dây có tiết diện không phù hợp sẽ khiến lượng điện tiêu thụ nhiều hơn mức chịu tải của đường dây. Khiến cho nguồn điện bị tụt áp và không truyền tải đủ lượng điện.
Hệ thống điện quá tải
Hệ thống điện có giới hạn công suất nhất định. Khi trong nhà có quá nhiều thiết bị điện có công suất lớn được dùng cùng một lúc. Hoặc nhiều hộ gia đình dùng chung một hệ thống truyền tải điện sẽ gây ra tình trạng quá tải điện.
Hiện tượng quá tải điện thường xảy ra vào mùa hè. Khi nhu cầu sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa, tủ đông, tủ lạnh,... tăng cao. Lượng trạm biến áp ít, không đủ lượng điện để cung cấp.
Ngoài ra, Công ty điện lực (EVN) Hà Nội cho biết: nhu cầu dùng các thiết bị điện tăng, sản lượng tiêu thụ tăng đột biến gây ra hiện tượng quá tải cục bộ. Thời điểm người dân dùng điện nhiều nhất vào 14h hàng ngày. Công ty điện lực cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng điện tiết kiệm, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Đồng thời hạn chế dùng nhiều thiết bị cùng lúc, dễ gây quá tải.
Nhà máy điện ở xa
Ngoài các nguyên nhân kể trên, nhà máy điện ở xa cũng khiến dòng điện bị chập chờn. Điện áp được đưa tới cho người dùng thông qua hệ thống đường dây điện. Vì các nhà máy điện được bố trí ở rất xa nên mức độ hao phí trên đường truyền của dòng điện sẽ bị tiêu hao. Điều này dẫn tới sự tụt áp, làm dòng điện không ổn định, gây tình trạng chập chờn.
Xem thêm:
- Chập điện là gì? Nguyên nhân chập điện, mất điện và cách xử lý
- Quá tải điện là gì? Nguyên nhân quá tải điện và cách kiểm tra
Cách khắc phục điện chập chờn
Từ những nguyên nhân điện bị chập chờn, ta sẽ có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Bạn có thể tham khảo những cách khắc phục điện chập chờn dưới đây:
-
Chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với công suất điện. Sử dụng sản phẩm chất lượng, uy tín sẽ giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định hơn.
-
Dùng thiết bị đo điện như ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp của thiết bị điện đang sử dụng. Từ đó biết cách điều chỉnh và dùng các thiết bị điện cho hợp lý. Nguồn điện áp ổn định có thông số từ 220 – 240V. Nếu mức điện áp dưới 180V thì là điện áp yếu. Bạn có thể tham khảo các thiết bị đo điện chất lượng như: ampe kìm Kyoritsu 2002pa, ampe kìm Kyoritsu 2003a, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009,...
-
Sử dụng máy ổn áp hoặc ổn áp ruler để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. Máy ổn áp giúp ổn định điện áp luôn ở 220V/100V, đảm bảo giúp các thiết bị điện khác hoạt động tốt, bền bỉ, tăng tuổi thọ, tiết kiệm điện…
-
Tuy nhiên, điểm hạn chế của các thiết bị điện bị yếu đó là giá thành của ruler là khá đắt.
-
Sử dụng thêm thiết bị ổn áp để giúp ổn định điện áp trong nhà.
-
Nâng cấp đường dây điện của toàn hệ thống. Khi nâng cấp, nên chọn dây có ruột làm từ đồng hoặc nhôm để giảm thiểu lượng điện áp hao phí.
-
Sử dụng luân phiên các thiết bị có công suất lớn để đảm bảo công suất hoạt động và độ bền của máy.
-
Chọn dùng các thiết bị có công nghệ inverter tiết kiệm điện.
Như vậy, trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net đã cung cấp những thông tin quan trọng về điện bị chập chờn. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết nguyên nhân điện bị chập chờn và cách khắc phục, phòng tránh tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline 0902 148 147 - 0979 244 335 để được giải đáp.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn