0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Điện hạ thế là gì? Khoảng cách an toàn lưới điện hạ thế

Kyoritsuvietnam.net 12 tháng trước 852 lượt xem

    Khi hàng năm vẫn có rất nhiều sự cố điện giật, vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện hạ thế. Chính vì vậy, bạn sẽ cần nắm được những quy định về điện hạ thế để đảm bảo an toàn. Vậy điện hạ thế là gì? Những quy định về khoảng cách an toàn điện hạ thế. Bạn hãy cùng Kyoritsuvietnam.net tham khảo dưới đây. 

    Điện hạ thế là gì?

    Điện hạ thế là đường điện thuộc cấp điện áp từ 220V - 380V tại Việt Nam. Cấp điện hạ thế này thường sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB hoặc 4 sợi dây cáp bện vào nhau. Cột điện dành cho đường dây hạ thế thường là loại ly âm hoặc cột bê tông vuông, trụ với chiều cao từ 5m-8m.

    Điện hạ thế cung cấp nguồn điện trong sinh hoạt và sản xuất
    Điện hạ thế cung cấp nguồn điện trong sinh hoạt và sản xuất

    Mức độ nguy hiểm của điện hạ thế chính là gây giật khi chạm trực tiếp vào phần kim loại dẫn điện bên trong. Điện hạ thế không phóng điện như điện trung thế hay điện cao thế. 

    Điện hạ thế cung cấp điện sinh hoạt đến từng nhà nên sẽ có thể ở bất cứ đâu trong vị trí nhà ở của bạn. Do vậy, đường dây này sẽ được bọc kính với một vỏ bọc cách điện để đảm bảo an toàn. 

    Xem thêm: Điện cao thế là gì? Giải đáp các câu hỏi liên quan đến điện cao thế

    Khoảng cách an toàn điện hạ thế

    Hiện nay, theo quy định của Điện lực Việt Nam, đường dây hạ thế sẽ có khoảng cách tối thiểu an toàn là 0,3m. Đây là mức nhỏ nhất để đảm bảo tránh được những nguy hiểm do đường dây điện gây ra. 

    Bạn cần thực hiện đúng quy định về giữ khoảng cách an toàn điện hạ áp để tránh các nguy cơ giật điện, tử vong. Đối với những công trình xây dựng cũng có những quy định khác để đảm bảo tránh sự cố nguy hiểm. 

    Mức khoảng cách an toàn đối với điện hạ thế
    Mức khoảng cách an toàn đối với điện hạ thế

    Theo quy định, bạn có thể hiểu đơn giản trong bán kính 0,3m của hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện hạ thế sẽ không có người sinh sống hoặc công trình xây dựng.

    Đối với khu vực trên cao nơi có đường dây điện giao với đường bộ sẽ có khoảng cách an toàn được tính từ điểm võng nhất của đường dây điện phải đạt 4,5m kết hợp với khoảng cách an toàn phóng điện của đường hạ thế theo quy định.

    Đối với những phương tiện vận chuyển có điều cao trên 4.5m sẽ cần liên hệ với các đơn vị quản lý đường lưới điện để có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản để hạn chế tối đa tránh những sự cố nguy hiểm.

    Với những phương tiện vận chuyển có chiều cao 4.5m trở lên, khoảng cách đối với đường dây điện hạ thế sẽ không đảm bảo, chủ phương tiện cần liên lạc với đơn vị quản lý đường lưới điện để có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, hạn chế tối đa những sự cố do đường dây lưới điện gây ra.

    Đối với những điểm giao của đường sắt vẫn đang hoạt động thì điểm võng nhất của đường dây hạ thế là 7,5m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện được quy định. 

    Đối với điểm giao của đường dây điện trên không với đường thủy nội địa, khoảng cách an toàn điện tại điểm võng nhất bằng chiều cao tĩnh không của đường thủy nội địa cũng được quy định theo pháp luật.

    Xem thêm: Điện trung thế là gì? Hướng dẫn sử dụng ampe kìm đo điện trung thế

    Một số quy định về khoảng cách an toàn điện hạ thế

    Bên cạnh những quy định rõ ràng về khoảng cách an toàn với đường lưới điện hạ thế. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số quy định liên quan dưới đây.

    Quy định về công trình xây dựng trong hành lang điện hạ thế
    Quy định về công trình xây dựng trong hành lang điện hạ thế
    • Với những công trình được xây dựng và tồn tại trong hành lang an toàn điện hạ thế sẽ không sử dụng mái hoặc không có bộ phận xây dựng vi phạm vào khoảng cách đối với đường dây điện trên không.
    • Trước khi sửa chữa, nâng cấp công trình cần tuân thủ theo các quy định.
    • Khoảng cách an toàn với những dây hạ thế có dây bọc là 1m và không có lớp bọc bảo vệ là 2m.
    • Khi các tổ chức, cá nhân sử sử dụng các thiết bị, dụng cụ, phương tiện gây hư hỏng đường dây sẽ phải bồi thường, xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự theo từng mức độ.

    Thiết bị đo điện hạ thế

    Trong quá trình vận hành cũng như để đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, người thực hiện cần tiến hành đo điện hạ thế để nhanh chóng phát hiện tình trạng nguồn điện không ổn định. Bạn có thể tham khảo một số thiết bị đo điện được dùng phổ biến hiện nay như: 

    Đồng hồ đo điện vạn năng là thiết bị có thể thực hiện đo điện áp hạ thế chính xác khi có khả năng đo điện lên tới hơn 1000V. Bạn có thể tham khảo những thiết bị đến từ các hãng nổi tiếng Hioki, Kyoritsu: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S, Hioki DT4256, Kyoritsu 1009...

    Một số thiết bị đo điện hạ thế
    Một số thiết bị đo điện hạ thế

    Ampe kìm cũng là thiết bị có thể đo được dòng điện hạ thế thuận tiện và chính xác. Một số dòng ampe kìm được dùng phổ biến như ampe kìm Hioki, ampe kìm Kyoritsu, Fluke… Một số sản phẩm bán chạy hiện nay: ampe kìm Hioki 3280-10FKyoritsu 2002PA,...

    Tìm hiểu về điện hạ thế là gì? Khoảng cách an toàn lưới điện hạ thế hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về đường dây hạ thế để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và sản xuất. Chúc bạn thành công!

    852 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn