0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Điện cao thế là gì? Giải đáp các câu hỏi liên quan đến điện cao thế

Kyoritsuvietnam.net 2 năm trước 2898 lượt xem

    Điện cao thế là dòng điện có mức điện áp lớn, thường được sử dụng cho các hoạt động sản xuất cần sử dụng đến điện năng lớn. Nếu cần tìm hiểu điện cao thế là gì, điện cao thế bao nhiêu vôn, khoảng cách an toàn lưới điện cao thế hay các vấn đề liên quan khác đến dòng điện này, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Điện cao thế là gì?

    Điện cao thế là đường điện có mức điện áp trên 35KV, mức điện áp đủ lớn để gây hại đến sinh vật sống. Để truyền tải dòng điện cao thế, các dây dẫn và thiết bị cần phải đáp ứng các yêu cầu nhất định nhằm đảm bảo an toàn quy định công nghiệp.

    Điện cao thế là nguồn điện có mức điện áp trên 35KV
    Điện cao thế là nguồn điện có mức điện áp trên 35KV

    Vậy dây điện cao thế làm bằng chất liệu gì? Thông thường, dây dẫn dùng cho đường điện cao thế là dây trần, gắn trên cột cao bằng các chuỗi sứ cách điện và treo trên cột bê tông ly tâm hoặc cột tháp sắt, cột gỗ thông. Những cột điện này thường có độ cao trên 18m để đảm bảo đủ khoảng cách an toàn.

    Khoảng cách an toàn điện cao thế

    Luật điện lực có những yêu cầu và quy định an toàn riêng dành cho các cấp điện khác nhau để đảm bảo khoảng cách phóng điện an toàn đối với các loại dòng điện. Trong đó, quy định về khoảng cách an toàn lưới điện cao thế được thể hiện rõ ràng là:

    Khoảng cách an toàn điện cao thế
    Khoảng cách an toàn điện cao thế

    Đối với điện áp tới 35kV

    • Đối với phương tiện giao thông đường bộ , khoảng cách an toàn khi phóng điện cho tới điểm cao nhất 4.5m là 2.5m
    • Đối với các phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m thì khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất sẽ vào khoảng 3m.
    • Khoảng cách an toàn đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa là 1.5m

    Đối với điện áp tới 110kV

    • Đối với các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 2.5m, khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 110kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m sẽ là 2.5m.
    • Đối với các phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m là khoảng  3m.
    • Đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn sẽ là 2m.

    Đối với điện áp đến 220kV

    • Đối với các phương tiện giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m là 3.5m
    • Đối với các phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m thì khoảng cách 
    • Khoảng cách an toàn dành cho chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa là 3m.

    Đối với điện áp tới 500kV

    • Đối với các phương tiện giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất (4.5m) là 5.5m.
    • Đối với phương tiện, giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m, khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất là khoảng 7.5m
    • Đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 4.5m.
    Khoảng cách an toàn phóng điện đối với lưới điện cao thế
    Khoảng cách an toàn phóng điện đối với lưới điện cao thế

    Giải đáp các vấn đề liên quan đến điện cao thế

    Điện cao thế là cấp độ điện có thể gây nguy hiểm chết người khi trực tiếp tiếp xúc trong giới hạn cảnh báo. Do đó, bên cạnh những hiểu biết về điện cao thế là gì, dây điện cao thế làm bằng gì, điện cao thế bao nhiêu vôn hay điện cao thế khoảng cách an toàn thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan khác để đảm bảo an toàn cho bản thân.

    Nguyên nhân gây ra tai nạn điện cao thế?

    Việc vi phạm các quy chuẩn an toàn lưới điện cao thế là nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện cao thế. Cụ thể:

    Nguyên nhân gây ra tai nạn điện cao thế là do vi phạm các quy định an toàn điện
    Nguyên nhân gây ra tai nạn điện cao thế là do vi phạm các quy định an toàn điện
    • Vi phạm các quy trình an toàn kỹ thuật điện khi thi công lắp đặt, sửa chữa, cải tạo đường điện cao thế như: không thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký cắt điện với cơ quan quản lý đường dây, nối đất, thử điện, cô lập  hai đầu đoạn dây thi công, bàn giao khu vực công tác tại hiện trường,...

    • Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao thế khi tiến hành thi công xây dựng, sửa chữa công trình,nâng cẩu hàng hóa,  lắp dựng anten, thả diều bằng dây kim loại, . . .  gần các đường dây tải điện cao thế.

    Xem thêm: Hiện tượng đoản mạch là gì? Cách kiểm tra ngắn mạch nhanh chóng

    Nên xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét?

    Để tránh các tai nạn liên quan đến điện cao thế khi xây dựng nhà ở thì việc xác định nhà ở cách đường điện cao thế bao nhiêu mét là vô cùng quan trọng. Theo đó, tùy vào điện áp mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến dây dẫn điện khi chúng ở độ võng cực đại mà bạn có thể xác định được khoảng cách tối thiểu từ nhà đến đường điện cao thế để đảm bảo an toàn:

    Khoảng cách an toàn từ nhà ở đến lưới điện cao thế
    Khoảng cách an toàn từ nhà ở đến lưới điện cao thế
    • Với đường điện cao thế lên đến 35kV thì khoảng cách tối thiểu là 03 mét

    • Với đường điện cao thế lên đến 110kV thì khoảng cách tối thiểu là 04 mét

    • Với đường điện cao thế lên đến 220kV thì khoảng cách tối thiểu là 06 mét.

    Điện cao thế có hút người không?

    Dòng điện cao thế không có khả năng hút người là câu trả lời đến từ Kỹ sư điện Nguyễn Văn Ngô- nguyên cán bộ thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn, người đã từng thi công nhiều công trình điện cao thế. Khi người đứng gần dây điện cao thế có thể bị ảnh hưởng từ trường, khiến cơ thể bị từ trường làm tê liệt như tê tay chân, mất khả năng định hướng dẫn đến tiếp xúc dây điện gây giật. 

    Dây điện cao thế có vỏ bọc không?

    Dây điện cao thế không có vỏ bọc mà đây là loại dây trần.  Đối với dây dẫn có vỏ bọc ngoài sẽ vô tác dụng bởi điện cao thế có khoảng cách phóng điện lớn, vậy nên cột điện cao thế rất cao và chúng ta tuyệt đối không được đến gần cột điện cao thế. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao dây điện cao thế không có vỏ bọc.

    Xem thêm: Điện trung thế là gì? Hướng dẫn sử dụng ampe kìm đo điện trung thế

    Quy tắc an toàn đối với điện cao thế

    Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thi công, khi tiến hành thi công, lắp đặt, cải tạo điện cao thế, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về kỹ thuật an toàn như: khảo sát hiện trường, đăng ký cắt điện, bàn giao đường dây tại hiện trường, tiến hành thực hiện các biện pháp thử điện nối đất; cô lập 2 đầu đoạn dây công tác,...

    Quy tắc an toàn đối với điện cao thế
    Quy tắc an toàn đối với điện cao thế

    Khi thi công các công trình xây dựng trong vùng nguy hiểm của các đường tải điện cao thế trên không đang hoạt động thì cần phải được cấp giấy chấp thuận của cơ quan quản lý đường dây và các điều kiện đảm bảo an toàn cho việc thi công.

    Ngoài ra, đối với các kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ điện cần làm việc với điện cao áp thì nên trang bị cho mình các thiết bị đo điện chuyên dụng như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, thiết bị đo đa chức năng,... có khả năng đo điện áp cao để đảm bảo an toàn khi thi công, lắp đặt, sửa chữa.

    Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến khái niệm điện cao thế là gì cũng như các kiến thức an toàn khi sử dụng điện cao thế. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quá trình làm việc và nghiên cứu của bạn.

    2898 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn