0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Hướng dẫn cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đơn giản

Kyoritsuvietnam.net 22/01/2022 1652 lượt xem

    Bộ que đo của đồng hồ vạn năng là một bộ phận quan trọng có chức năng kết nối với thiết bị đo để kiểm tra các thông số điện mà đồng hồ có thể thực hiện được. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng của que đo đồng hồ vạn năng và cách cắm que đo chính xác nhất khi tiến hành kiểm tra điện.

    Que đo đồng hồ vạn năng có công dụng gì?

    Đồng hồ vạn năng thường được biết đến là một công cụ đo điện đa chức năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như: kiểm tra dòng điện, điện áp, điện trở, điện dung, tần số, kiểm tra thông mạch, kiểm tra diode,...

    Que đo là một phụ kiện quan trọng thường đi kèm với đồng hồ vạn năng
    Que đo là một phụ kiện quan trọng thường đi kèm với đồng hồ vạn năng

    Thiết bị này thường có cấu tạo tương đối đơn giản, các bộ phận cơ bản bao gồm: màn hình hiển thị, nút nguồn, núm vặn điều chỉnh thang đo, nút giữ kết quả đo (hold) và bộ que đo đi kèm.

    Hai que đo đi kèm với đồng hồ vạn năng còn có tên gọi khác là đầu dò hoặc dây dẫn (phát âm là "leed"). Nó có vai trò kết nối đồng hồ vạn năng với thiết bị/linh kiện/dây dẫn cần đo để cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất hiển thị trên màn hình hiển thị.

    Bộ que đo đồng hồ vạn năng này thường là một cặp bao gồm 1 dây đen và 1 dây đỏ. Mỗi dây đo sẽ có độ dài khoảng 1m, có đầu kim nhọn, lõi đồng lớn, độ bền cao cho khả năng chịu đựng được mức điện 1000V/20A.

    Cấu tạo của của chúng bao gồm: Một đầu là jack bắp chuối dùng để cắm trực tiếp vào 2 chân của đồng hồ vạn năng, đầu còn lại được thiết kế như một chiếc que với đầu thanh kim loại nhọn ở đầu (còn gọi là đầu dò) dùng để chạm vào thiết bị cần kiểm tra khi tiến hành đo.

    Theo quy ước điện tử tiêu chuẩn thì đầu dò màu đen sẽ được sử dụng để kết nối với cực âm, đầu dò màu đỏ sử dụng cho cực dương tính.

    Bộ que đo đồng hồ vạn năng thường gồm 1 cặp đen và đỏ
    Bộ que đo đồng hồ vạn năng thường gồm 1 cặp đen và đỏ

    Ví dụ:

    Khi bạn sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu, trên thân máy của đồng hồ vạn năng bạn sẽ thấy 2 chân cắm là COM và V/Ω để kết nối với dây đo. Lúc này, hãy dùng dây đen cắm vào chân COM và dây màu đỏ cắm vào chân V/Ω để tiến hành thực hiện phép đo.

    Ngoài ra, có một vấn đề bạn cần lưu ý là trên thị trường hiện nay có một số loại đồng hồ đo điện sử dụng giắc cắm pin, nhỏ hơn so với giắc cắm bắp chuối. Do đó, khi đầu dò xảy ra vấn đề cần phải thay thế cái mới, hãy lưu ý kiểm tra thật kỹ thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của đồng hồ để tìm được loại phù hợp nhất, tránh trường hợp mua nhầm và không thể sử dụng được.

    Thông thường, mỗi chiếc đồng hồ vạn năng sẽ đi kèm với 2 chân đo là đen và đỏ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đồng hồ Vom sử dụng nhiều chân đo hơn nhằm đáp ứng tốt nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng (đo điện trở, điện áp, tần số, kiểm tra liên tục, diode,...) và loại vạn năng mà bạn đang sử dụng.

    Xem thêm: 

    Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng

    Đối với các dòng đồng hồ vạn năng có 2 chân cắm, bạn chỉ cần nhớ chân COM sẽ dùng để kết nối với dây đen và chân V/Ω sử dụng để cắm vào dây đỏ.

    Que đen cắm vào chân COM, que đỏ cắm vào chân V/Ω
    Que đen cắm vào chân COM, que đỏ cắm vào chân V/Ω

    Tuy nhiên, trong trường hợp đồng hồ đo điện mà bạn đang sử dụng có nhiều hơn 2 chân thì cắm que đo đồng hồ vạn năng nhọn như thế nào mới là chính xác?

    Trên thực tế, hầu hết các công cụ dùng để đo điện như đồng hồ vạn năng đều được trang bị cầu chì để bảo vệ thiết bị khỏi tình trạng quá tải. Tùy vào ứng dụng đo điện khác nhau (đo dòng điện cao hay thấp) mà bạn sẽ chọn cầu chì phù hợp.

    Ví dụ:

    Trong hình ảnh minh họa dưới đây là một đồng hồ vạn năng sở hữu 3 cổng cắm khác nhau được gắn nhãn lần lượt là 10A, COM và mAV Ω. Trong đó, cầu chì giữa chân cắm 10A và COM có định mức là 10A còn cầu chì giữa 2 chân COM và mAV Ω có định mức là 200 milliamp (200mA) - dòng điện tương đối thấp.

    Hướng dẫn cắm que đo đồng hồ vạn năng có 3 chân
    Hướng dẫn cắm que đo đồng hồ vạn năng có 3 chân

    Áp dụng vào mục đích công việc, bạn có thể biết được nên cắm chân đo vào cổng nào. Ví dụ, cần đo dòng điện, điện áp hay điện trở có định mức nhỏ, bạn cắm que đo màu đen vào cổng COM, cắm que đo màu đỏ và cổng mAVΩ. Ngược lại, nếu cần đo dòng điện, điện áp, điện trở ở mức cao, bạn cắm đầu dò màu đen vào cổng COM, đầu dò màu đỏ cắm vào cổng có nhãn 10A.

    Như vậy, chúng tôi đã chỉ cho bạn cách cắm que đo đồng hồ vạn năng chính xác để đạt được hiệu quả đo tốt nhất. Nếu có nhu cầu chọn mua đồng hồ đo điện chính hãng, giá rẻ, bạn có thể liên hệ đến hotline Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

    1652 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn