So sánh sự giống và khác nhau giữa Triac vs Relay
Triac và Relay là hai linh kiện quen thuộc trong hệ thống điện. Vậy chúng có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết sau sẽ so sánh Triac vs Relay dựa trên các phương diện như: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng,... Mời bạn đọc tham khảo ngay nhé!
Relay là gì?
Bạn muốn so sánh Triac vs Relay thì bạn cần hiểu được relay là gì? Relay hay còn gọi là rơ le, là một chuyển mạch hoạt động bằng điện. Rơ le là một công tắc điện tử được điều khiển bởi một dòng điện nhỏ để bật (tắt) một dòng điện lớn. Dòng điện chạy qua cuộn dây của relay sẽ tạo ra từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch. Dòng điện này có thể bật hoặc tắt, vậy nên relay có hai vị trí chuyển mạch qua lại.
Có thể hiểu đơn giản, relay là một loại nam châm điện cùng những tiếp điện đóng cắt được thiết kế module hoá. Chúng thường được dùng để đóng cắt các dòng điện cao và nhiều ứng dụng khác.
Triac là gì?
Triac là linh kiện điện tử dùng cho dòng điện xoay chiều. Đây là tên viết tắt của Triode for alternating Current, nghĩa là triode cho dòng điện xoay chiều. Triac có thể hoạt động ở hai bán kỳ của dòng điện xoay chiều.
Đơn giản, triac là thiết bị chuyển mạch có 3 chân được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống mạch điện.
Xem thêm:
So sánh cấu tạo của triac vs relay
Cấu tạo của triac
Triac gồm 3 cực và 5 lớp bán dẫn, tạo thành cấu trúc P-N-P-N giống như thyristor đặt giữa hai cực T1 và T2. Nó có dạng 2 SCR nối song song và ngược với nhau nên linh kiện này có thể
dẫn dòng điện một chiều và xoay chiều.
Cấu tạo của relay
Relay được tạo ra bởi một cuộn dây kim loại cuốn quanh một lõi sắt từ. Đây là phần tĩnh, được gọi là ách từ (yoke). Phần động của rơ le được gọi là phần cứng (armature) được kết nối với một tiếp điểm động. Cuộn dây kim loại sẽ hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành trạng thái NO và NC. Mạch tiếp điểm ( mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ. Mạch này được cách ly bởi một cuộn hút.
So sánh nguyên lý hoạt động của triac vs relay
Nguyên lý hoạt động của relay
Nguyên lý hoạt động của relay như sau: khi cuộn dây được cấp điện, rơ le sẽ bắt đầu làm việc tại các tiếp điểm. Các tiếp điểm này sẽ được mở để khử nguồn điện cho cuộn dây. Bạn sẽ dùng transistor để điều khiển relay.
Công tắc trong mạch sẽ đóng sau đó mở khi dòng điện giảm tức thời. Lúc này, bạn cần dùng thêm linh kiện snubbing để chặn sự cố dòng điện bị giảm đột ngột.
Các tiếp điểm có vai trò quan trọng trong hoạt động của relay. Khi những tiếp điểm được mở dưới tải sẽ khiến tiếp điểm bị hỏng, không mở được. Khi đó, rơ le làm việc ở mức tín hiệu nhỏ có thể làm cho tiếp điểm bị bẩn. Sự liên kết này sẽ không chặt chẽ. Khi relay hoạt động, bạn có thể nghe thấy tiếng “lách cách”.
Nguyên lý hoạt động của triac
Triac có nguyên lý làm việc tương tự công tắc điện, có khả năng điều khiển các thiết bị điện xoay chiều. Khi hoạt động, triac có thể điều khiển được bằng cả hai dòng xung dương và âm. Với dòng xung âm, cần có một dòng điện lớn hơn để mở triac khi so với dòng điều khiển dương.
So sánh về tuổi thọ của triac và relay
Triac được tạo ra bởi các chất bán dẫn tuổi thọ cao lên tới hàng triệu chu kỳ. Vậy nên nó có tuổi thọ cao hơn relay rất nhiều.
Triac điều khiển thiết bị truyền động PWM với tần suất là 1Hz, một giây một và không gây tiếng ồn. Còn relay có chu kỳ 100.000 trong khoảng 1 ngày 4 giờ làm việc gây ra tiếng ồn lớn.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng
So sánh về ứng dụng của triac vs relay
Ứng dụng của Triac
Triac được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Chúng thường được lắp đặt trong các thiết bị, mạch điện tử làm việc với tần suất lớn, cần sự im lặng. Dùng để kiểm soát các thiết bị gia dụng có công suất nhỏ, điều khiển các động cơ nhỏ,... Ví dụ: triacs dùng trong mạch điện của quạt để điều chỉnh tốc độ quay, triac dùng cho mạch điện của đèn để điều chỉnh ánh sáng,...
Ứng dụng của Relay
Relay thường dùng cho các công việc không yêu cầu giảm độ ồn. Linh kiện được sử dụng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác nhau trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển. Ngoài ra, thiết bị còn được làm phần tử đầu ra và cách ly điện áp giữa các phần chấp hành như: điện xoay chiều, điện áp lớn.
Relay được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và trong sinh hoạt. Ví dụ như: máy nóng lạnh, ti vi, tủ lạnh, bộ nạp ắc quy,...
Trên đây là những thông tin về điểm giống và khác nhau của triac vs relay. Hy vọng kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn.
Để đo, kiểm tra các linh kiện triac, relay,... bạn sẽ cần đến các thiết bị như đồng hồ vạn năng. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo điện này, vui lòng liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn miễn phí. Bạn cũng có thể truy cập vào trang web kyoritsuvietnam.net và đặt hàng online sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn