0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Tủ điện trung thế là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt tủ điện trung thế

Kyoritsuvietnam.net 19/07/2022 2586 lượt xem

    Tủ điện trung thế là bộ phận quan trọng trong hệ thống điện trung thế. Vậy tủ điện trung thế là gì? Cấu tạo của chúng ra sao? Có những loại tủ trung thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Tủ điện trung thế là gì?

    Tủ điện trung thế là một thiết bị nằm trong hệ thống điện trung thế. Chúng có tác dụng đóng ngắt, bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Các tủ trung thế được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao.

    Tủ điện trung thế RMU
    Tủ điện trung thế RMU

    Ngoài ra, chúng còn đáp ứng các tiêu chuẩn tủ điện trung thế sau: 

    • TCVN 8096-107:2010, IEC 62271-107:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 107.

    • TCVN 8096-200:2010, IEC 62271-200:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 200.

    • TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.

    Tủ trung thế được lắp ở trong các nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện. Hay các trạm điện trung thế trong tòa nhà, nhà máy, cảng biển, sân bay,... 

    Cấu tạo tủ điện trung thế

    Tủ trung thế đều có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và tiện lợi. Chúng đảm bảo an toàn và hiệu quả của cả hệ thống điện trung thế. Cấu tạo tủ điện trung thế gồm những thành phần sau: 

    • Vỏ tủ: Vỏ tủ thường được làm bằng tôn, dày khoảng 2mm. Lớp vỏ này được mạ cách điện rất an toàn và chắc chắn. 

    • Các thiết bị đóng cắt: Các thiết bị này được đặt độc lập, được bố trí hợp lý và an toàn bằng một cánh phía trong của tủ. 

    Cấu tạo tủ điện trung thế
    Cấu tạo tủ điện trung thế

    Loại tủ trung thế trong trạm điện gồm các bộ phận sau: buồng thanh lái, buồng máy cắt, buồng đấu cáp, buồng hạ thế,..

    Lưu ý: Một tủ trung thế phải có ít nhất một aptomat chính với các nút đóng, tắt điện. Cường độ của chúng tương đương với tổng các tải phụ bên dưới cho đến lớn hơn gấp 3 lần. Và một ổ cắm điện khoảng 220V để dùng khi cần bảo dưỡng tủ.

    Xem thêm: Tủ điện là gì? Phân loại và cấu tạo của tủ điện

    Các loại tủ điện trung thế

    Có nhiều loại tủ trung thế khác nhau nhằm phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Dưới đây là một số loại tủ trung thế phổ biến nhất hiện nay, mời bạn đọc tham khảo!

    • Tủ điện trung thế RMU (Ring Main Unit): Đây là loại tủ điện có chức năng kết nối, đo lường điện. Ngoài ra, tủ RMU còn được tích hợp thêm máy cắt loại cố định có chức năng bảo vệ máy biến áp. 

    • Tủ máy cắt trung thế VCB: Loại tủ này có 4 khoang chức năng riêng biệt: khoang máy cắt, khoang cáp, khoang thanh cái và khoang hạ thế. Tủ VCB thường được lắp ở các nhà máy công nghiệp nặng như ngành sắt thép, các trạm điện EVN, ngành giấy, khu công nghiệp lớn…

    • Tủ cầu dao phụ tải LBS: Loại tủ điện này có công dụng giống như cầu dao liên động. Nhưng tủ điện trung thế LBS có nhiều ưu điểm hơn cầu dao thường vì nó có khả năng đóng cắt được khi có tải. 

    • Ngoài ta còn có các loại tủ như: Tủ ATS trung thế, tủ tụ bù trung thế, tủ nhị thứ,...

    Tủ cầu dao phụ tải LBS
    Tủ cầu dao phụ tải LBS

    Quy trình lắp đặt tủ điện trung thế

    Trong bài viết, chúng tôi sẽ trình bày quy trình lắp đặt tủ trung thế RMU. Đây cũng là quy trình lắp đặt tủ điện trung thế tổng quát. Phương pháp thực hiện như sau: 

    • Khi lắp đặt, bạn cần hiểu rõ sơ đồ nguyên lý tủ điện trung thế RMU. Đọc kỹ sơ đồ để hiểu bản vẽ đấu nối nhị thứ và nắm rõ về các thiết bị bảo vệ và đo đếm cần thiết cho việc lắp đặt tủ.

    • Tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành như bản vẽ tủ trung thế của nhà sản xuất. 

    • Chuẩn bị đầu đủ các phụ kiện cần thiết cho tủ điện: đầu nối cáp, cáp điện, nguồn dự phòng, các thiết bị nâng đỡ, các dụng cụ cơ khí cầm tay.

    • Khi tiến hành lắp đặt tủ điện, tuân thủ các bước trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành. Lưu ý: dùng các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp với loại tủ điện thế mà bạn lắp đặt. 

    Quy trình lắp đặt tủ điện trung thế
    Quy trình lắp đặt tủ điện trung thế

    Xem thêm: Tủ điện hạ thế là gì? Cấu tạo và các loại tủ điện hạ thế

    Lưu ý khi lắp đặt tủ điện trung thế

    Khi lắp đặt tủ trung thế, bạn cần nhớ đến một số vấn đề sau: 

    • Cần lập bản sơ đồ khối chính xác. 

    • Khảo sát thị trường để nắm được giá thành các vật liệu cần thiết. Lực chọn các vật tư theo yêu cầu của khối, đảm bảo đúng kích thước, đúng vị trí trên bảng.

    • Cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu phụ cho tủ điện. Ví dụ như: các đầu mối điện, timer, các vòng số, thanh sắt dùng cài các kđt…

    • Khi tiến hành lắp đặt: chuẩn bị một miếng ván ép hoặc phíp hoặc bảng sắt tùy điều kiện, lắp các cơ phận lên bảng.

    • Rà soát hệ thống: kiểm tra lại độ an toàn điện của bảng với các bộ phận đã lắp trên bảng. Cần phải tuyệt đối đúng với quy trình như trong thiết kế chuẩn ban đầu.

    • Kiểm tra lại hệ thống bằng việc nối nối tiếp với một bóng đèn 300W. Sau đó thử lại với một tải khác, sau đó tiến hành lắp hết các bộ phận khác vào tủ.

    • Kéo dây điện từ các động cơ vào tủ trung thế, kéo điện lưới về, làm khung cho chân tủ. Chọn dây nối đất đúng tiêu chuẩn, an toàn. 

    Bài viết đã cung cấp các thông tin quan trọng về tủ điện trung thế. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo điện chính hãng như ampe kìmđồng hồ vạn năng,... vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn. Hoặc truy cập vào website kyoritsuvietnam.net để tham khảo và đặt hàng trực tuyến nhé!

    2586 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn