Sơ đồ và cách đấu nối tủ điện công nghiệp chi tiết
Tủ điện công nghiệp là thiết bị quan trọng của hệ thống điện công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sơ đồ và cách đấu nối tủ điện công nghiệp. Hiểu được điều đó, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp và cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi!
Tìm hiểu chung về tủ điện công nghiệp
Trước khi biết về sơ đồ tủ điện công nghiệp và cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu về thiết bị này nhé!
Tủ điện công nghiệp là nơi cất chứa các thiết bị, mạch điều khiển, đầu nối, cầu dao,... của hệ thống điện. Đây là nơi lắp và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị điều khiển và là nơi đấu nối. Tủ điện điều khiển và phân phối điện cho công trình. Đồng thời, nó còn đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện công nghiệp được dùng trong các nhà máy, xí nghiệp lớn hoặc khu chung cư,... những nơi tiêu thụ điện với công suất lớn. Loại tủ này to và có cấu tạo phức tạp hơn tủ điện dân dụng.
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện công nghiệp phổ biến
Cách đấu tủ điện công nghiệp
Cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp được chia thành 6 bước cụ thể như sau:
Xác định thông số kỹ thuật để chọn thiết bị điện cho phù hợp
Đây là bước đầu tiên trong cách đấu nối tủ điện công nghiệp. Bạn cần tính toán chi tiết để chọn các thiết bị điện phù hợp nhất cho vào tủ. Các thiết bị cần được cân đối giữa kinh tế và kỹ thuật, nhằm giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
-
Với tủ phân phối hạ thế: Khi đấu nối, bạn cần liệt kê rõ số lượng nhánh cần phân phối, phụ tải để tính toán chính xác giá trị của thiết bị như: rơle, aptomat, dây dẫn,….
-
Với tủ điện điều khiển: Bạn cần hiểu rõ yêu cầu công nghệ để tính toán và lựa chọn được các thiết bị tính năng thích hợp.
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý hoạt động là bước quan trọng trong cách đấu nối tủ điện 3 pha công nghiệp. Khi thiết kế, cần đảm bảo các công năng của thiết bị, đồng thời tối ưu chi phí, giảm vật tư. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét tới khả năng mở rộng, thay đổi hệ thống để việc sửa chữa, bảo trì trong tương lai sẽ thuận tiện nhất.
Quá trình thiết kế cần cẩn trọng, tỉ mỉ, có sự giám sát kỹ càng, tránh các sai sót có thể xảy ra. Bạn có thể dùng các công cụ hay phần mềm để thiết kế sơ đồ tủ điện công nghiệp chuẩn xác và đúng kỹ thuật nhất. Ví dụ như phần mềm Cad Electric.
Xem thêm: Tủ điện trung thế là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt tủ điện trung thế
Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ
Sau khi hoàn thành bước vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp, bạn tiến hành lắp đặt phần vỏ tủ. Bạn gia công các gỗ trên mặt tủ để bố trí các thiết bị như: nút nhấn, đồng hồ, đèn báo,….. Nên sử dụng các công cụ như máy CNC, máy khoan, máy hàn, máy cưa, máy mài,... để có kết quả tốt. Khi lắp các thiết bị lên vỏ tủ điện, bạn cần ghi nhớ và tuân thủ những quy tắc sau:
-
Các thiết bị như: đồng hồ đo dòng điện, đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị, điện áp phải đặt ngang tầm mắt. Mục đích để nhân viên vận hành quan sát thông số dễ dàng.
-
Thiết bị điều khiển như: công tắc, nút bấm đặt phía dưới, ngang với ngực. Chúng cần được để trên 1 hàng. Cách bố trí này giúp việc điều khiển, vận hành thiết bị thuận tiện hơn.
-
Trên vỏ tủ có các vị trí khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí đấu dây vào, quạt thông gió, lưới che chắn,…
Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ
Bước tiếp theo, ta sẽ sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện công nghiệp. Các thiết bị được bố trí hợp lý sẽ giúp giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, đồng thời giúp tiết kiệm dây dẫn, tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho thiết bị.
Bạn nên sắp xếp thiết bị theo từng nhóm như sau:
-
Nhóm thiết bị điều khiển: rơ le trung gian, rơ le bảo vệ, cảm biến, bộ điều khiển bố trí ở góc phía trên.
-
Nhóm khí cụ điện đóng cắt: khởi động từ, contactor, aptomat bố trí thành một hàng ở phía dưới.
-
Aptomat tổng đặt ở trung tâm của tủ điện.
-
Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng giúp việc đấu dây ra – vào dễ dàng.
Đấu dây dẫn điện
Đây cũng là bước quan trọng trong cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp. Khi đấu dây, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
-
Dây dẫn giữa các thiết bị cần để gọn gàng, hợp lý.
-
Đầu cốt phải phân màu, đánh số thứ tự rõ ràng để sau này dễ dàng sửa chữa, kiểm soát.
-
Dây mạch lực và dây tín hiệu bắt buộc phải có vỏ bọc để chống nhiễu.
-
Dây phần mạch động lực đấu trước sau đó tới dây điều khiển.
-
Dây mạch lực và dây điều khiển phải để vuông góc với nhau.
Cấp nguồn, chạy không tải
Đây là bước cuối cùng trong cách đấu nối tủ điện công nghiệp. Sau khi đấu dây xong, bạn cần dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại hệ thống trước khi cấp nguồn. Lưu ý, cần để tủ điện làm việc không tải để phát hiện các lỗi trước khi đấu tải.
Lưu ý khi lắp đặt tủ điện công nghiệp
Khi thực hiện cách đấu tủ điện công nghiệp, bạn cần để ý đến một số vấn đề sau:
-
Sơ đồ tủ điện cần liên quan đến cách bố trí thiết bị trong tủ với 3 phần chính: mạch điều khiển, mạch công suất, mạch tự động.
-
Tủ điện đặt ở vị trí hợp lý với hướng điện ra và hướng điện lưới để đảm bảo an toàn
-
Phần cơ khí của tủ điện phải kín nước. Tùy theo tổng các tải phụ bên dưới mà cường độ ngắt tự động được lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
-
Trong tủ điện công nghiệp cần có thêm ổ cắm điện 220V để sử dụng khi bảo dưỡng.
-
Các thiết bị điện cần được bố trí hợp lý theo từng nhóm để quá trình vận hành thuận tiện hơn.
-
Sử dụng bóng đèn sợi tim 300w để kiểm tra dây nối đất của tủ công nghiệp.
Bài viết trên đã cung cấp sơ đồ và cách đấu nối tủ điện 3 pha công nghiệp chi tiết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo điện chính hãng như ampe kìm, đồng hồ vạn năng,... vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn. Hoặc truy cập vào website kyoritsuvietnam.net để tham khảo và đặt hàng trực tuyến nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn