Tìm hiểu về tụ chống sét. Cách đo và kiểm tra tụ chống sét chi tiết
Để bảo vệ an toàn bản thân và các thiết bị điện tử trong gia đình thì việc kiểm tra tụ chống sét thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Vậy tụ chống sét là gì? Cách đo tụ chống sét và cách đọc thông số tụ chống sét như thế nào là đúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét (Varistor) hay còn có tên gọi khác là tụ bảo vệ quá áp, tụ chống quá áp là một điện trở đặc biệt được sử dụng để bảo vệ mạch điện, chống các đột biến do điện áp cao (xung áp cao, xung gai) phá huỷ việc cung cấp điện cho thiết bị, nhờ đó giúp bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện tử trong gia đình bạn.
Ký hiệu tụ chống sét trên các mạch điện là RV, MOV, RDV hoặc VR... Linh kiện điện tử này thường có hình dáng tương tự như tụ gốm cao áp (ký hiệu là C) để phân biệt với các tụ chống sét khác và có tác dụng bảo vệ mạch điện, thiết bị điện khi sét đánh, quá áp.
Nguyên lý hoạt động của tụ điện chống sét
Tụ điện chống sét có cấu tạo 2 chân gần giống tụ gốm, được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ và nối với 2 cực nguồn nuôi thông qua cầu chì.
.Ở mức điện áp cho phép thì tụ bảo vệ quá áp sẽ có trở kháng vô cùng lớn. Khi có sét đánh vào hoặc điện áp đột ngột tăng cao thì tụ chống sét sẽ dẫn điện hoàn toàn dẫn điện hoàn toàn khi điện áp nguồn vào cao hơn giá trị sản xuất của nó. Lúc này, dòng điện sẽ không đi qua mạch điện mà đi qua tụ chống sét làm ngắn mạch và khiến cầu chì bị đứt để không làm ảnh hưởng đến nguồn điện, đồng thời bảo vệ an toàn cho mạch và thiết bị điện. Nếu muốn khôi phục lại mạch điện thì bạn chỉ cần thay lại cầu chì và Varistor mới là được.
Cách đọc thông số tụ chống sét
Là một linh kiện điện trở nhưng thông số tụ chống sét lại không được tính bằng đơn vị như Ohm hay công suất mà thông số quan trọng nhất của nó là điện áp kẹp. Đây là lượng điện áp tối đa trong một thiết bị bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng điện năng trong mạch.
Điện áp kẹp càng thấp thì khả năng bảo vệ điện của tụ chống quá áp càng tốt và ngược lại. Đối với nguồn điện 230V thường được sử dụng thì điện áp kẹp vào khoảng 275V là sự lựa chọn hoàn hảo.
Cách đọc thông số tụ chống sét sẽ phụ thuộc vào trị số ghi bằng ký hiệu trực tiếp được in trên thân tụ (thường nằm ngay sau giá trị điện dung). Giá trị này thể hiện mức điện áp cực đại mà tụ này chịu được, trường hợp quá điện áp tụ sẽ bị nổ.
Cách đo tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Ngắt điện từ tất cả các thiết bị điện tử trước khi tiến hành kiểm tra tụ chống sét.
Bước 2: Dùng tua vít mở mạch điện và xác định vị trí của tụ chống sét. Thường nó sẽ có kích thước nhỏ như đồng xu, màu sắc nổi bật và được nối đến cầu chì. Sau khi thấy tụ chống sét hãy kiểm tra bằng mắt thường xem nó có biểu hiện lạ (cháy, đứt, gãy,..) không. Nếu có, hãy thay bằng một tụ mới.
Bước 3: Nếu thấy tụ vẫn bình thường, không có dấu hiệu bị hỏng hóc khi nhìn từ bên ngoài thì hãy cẩn thận tháo các mối hàn (đảm bảo không làm ảnh hưởng đến bo mạch) và đưa tụ chống sét ra ngoài.
Bước 4: Khi tụ được tháo ra khỏi mạch, sử dụng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở để kiểm tra xem nó còn tốt hay không.
Bước 5: Điều chỉnh núm vặn trên đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở 1000 Ohms. Đặt đầu dò của đồng hồ đo điện vào đầu kết nối của tụ chống sét. Đầu dò còn lại đặt lên đầu còn lại của tụ.
Bước 6: Đọc kết quả được trả về hiển thị trên màn hình LCD. Nếu điện trở thấp thì tức là tụ chống quá áp đã hỏng, cần phải thay mới. Ngược lại, nếu kết quả hiển thị gần như vô hạn thì nghĩa là tụ vẫn còn tốt.
Bước 7: Lắp tụ lại vào mạch và khởi động lại các thiết bị điện tử.
Xem thêm:
- Cách đo và kiểm tra thạch anh sống hay chết bằng đồng hồ đo điện
- Cách kiểm tra dây điện bị chập, bị đứt bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng
Một số đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo và kiểm tra tụ chống sét
Để kiểm tra tụ chống sét thì công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên, chỉ những đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở mới có thể thực hiện được công việc này.
Mặt khác, để đảm bảo mức độ chính xác của kết quả đo và an toàn khi thực hiện thì bạn nên chọn những đồng hồ đo điện vạn năng đến từ các thương hiệu uy tín như đồng hồ đo điện Kyoritsu, Hioki, Sanwa, Fluke,... Đây đều là những hãng sản xuất dụng cụ đo điện nổi tiếng trên thị trường với đa dạng thiết bị đo và kiểm tra điện như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, máy đo điện trở cách điện, máy đo điện trở đất, bút thử điện, đồng hồ chỉ thị pha...
, chất lượng sản phẩm, độ bền cũng như chức năng đo của các sản phẩm thuộc những thương hiệu này đều được đánh giá cao.
Nếu bạn đang tìm mua đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo và kiểm tra tụ chống sét thì có thể tham khảo những sản phẩm sau:
-
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA - giá tham khảo: 2.450.000đ
-
Đồng hồ vạn năng số Sanwa PC700 - giá tham khảo: 4.500.000đ
-
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 - giá tham khảo: 990.000đ
-
Đồng hồ vạn năng Fluke 87-V - giá tham khảo: 10.800.000đ
-
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256 - giá tham khảo: 3.100.000đ
Hy vọng rằng với những chia sẻ của Kyoritsuvietnam.net trong bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tụ chống sét, nguyên lý hoạt động, công năng và cách kiểm tra linh kiện này, từ đó nâng cao an toàn cho thiết bị và mạch điện trong nhà.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn